HPE đã thay đổi cục diện về lưu trữ dữ liệu và quản lý hạ tầng lên vị trí số 1 thị trường lưu trữ Việt Nam (báo cáo IDC – tháng 06.2021). HPE sẽ mang sản phẩm tới Việt Nam trong buổi hội thảo trực tuyến vào tháng 07/2021.
Lưu trữ và quản lý dữ liệu – Thách thức trong quá trình chuyển đổi số lần 2
Chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin và nhu cầu về chuyển đổi số. Xu thế tất yếu về chuyển đổi số cùng với tác động to lớn của dịch bệnh Covid-19 toàn cầu đã tạo ra cuộc dịch chuyển mạnh mẽ về hình thức tương tác từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua các nền tảng công nghệ.
Với yêu cầu giao tiếp thông tin ngày càng tăng, lượng dữ liệu vốn đã khổng lồ ngày càng mở rộng. Do đó, thách thức của các tổ chức, doanh nghiệp là làm thế nào để lưu trữ và đồng nhất các hệ thống hạ tầng dữ liệu được bảo mật và an toàn. Bài toán ngày càng trở nên phức tạp khi mà môi trường công nghệ thông tin hiện nay tồn tại nhiều công nghệ khác nhau – từ mô hình truyền thống đến dịch vụ đám mây. Câu hỏi thường xuyên được đặt ra là làm sao đơn giản hóa hệ thống CNTT vốn dĩ đã rất phức tạp mà vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Ở góc nhìn của những nhà tạo lập công nghệ, đó là thách thức tạo ra hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu thông minh, giảm độ phức tạp và đáp ứng cả nhu cầu trải nghiệm tiện ích của người dùng.
HPE Unified DataOps – Tầm nhìn mới thay đổi thế giới dữ liệu: Chuyển đổi từ thiết bị lưu trữ thành các dịch vụ dữ liệu và điện toán đám mây
Nhu cầu chính đáng trên là tiền đề để tạo nên những cách tiếp cận mang tính tầm nhìn mới như Unified DataOps (Quản lý và Khai thác Dữ liệu Hợp nhất). Trong tầm nhìn này HPE đưa ra 03 chiến lược chủ đạo: (1) Lấy cơ sở dữ liệu làm trọng tâm, (2) Quản lý hạ tầng dữ liệu và khai thác dữ liệu phải xây dựng tập trung trên nền toàn điện toán đám mây, (3) Toàn bộ vận hành có sự trợ giúp của AI (Trí tuệ nhân tạo).
Mô hình Unified DataOps (Quản lý và Khai thác Dữ liệu Hợp nhất).
Cách tiếp cận mới này cho phép HPE tận dụng tối đa điểm mạnh của mô hình On-Primes và Cloud (Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây): Dữ liệu được đặt ở ngay tại trung tâm dữ liệu nhưng lại quản lý theo kiểu dịch vụ đám mây. Điều này giúp hệ thống mới bảo mật dữ liệu và tiện lợi khi quản lý, khai thác dữ liệu. Đồng thời, nó làm tăng tốc độ của quá trình chuyển đổi dựa vào dữ liệu.
Hiện thực hóa tầm nhìn mới
Với tầm nhìn cung cấp mọi thứ dưới dạng dịch vụ vào năm 2022 và trở thành một công ty nền tảng từ biên mạng đến môi trường điện toán đám mây, HPE đã triển khai mô hình Unified DataOps thông qua nền tảng dịch vụ dữ liệu của mình.
HPE đã chính thức nghiên cứu và phát triển thành công Data Services Cloud Console(Giao diện Quản trị và Khai thác dữ liệu trên nền toàn điện toán đám mây), cung cấp các tác vụ dữ liệu hợp nhất dưới dạng một dịch vụ thay vì phải quản lý dữ liệu và cơ sở hạ tầng một cách thủ công theo phương án truyền thống. Với những lợi ích thuyết phục như đơn giản hóa triển khai và đồng bộ, cấp phát tài nguyên dữ liệu dựa trên mục đích sử dụng, và có thể quản lý thiết bị dù người dùng ở bất cứ đâu, giờ đây, các doanh nghiệp đã có thể trải nghiệm điện toán đám mây cho môi trường lưu trữ của mình.
Giao diện Quản trị và Khai thác dữ liệu trên nền toàn điện toán đám mây của HPE
Không dừng lại ở đó, HPE còn ra mắt HPE Alletra, một thiết bị lưu trữ mới nhất. HPE Alletra sẽ được đặt ở trung tâm dữ liệu của khách hàng, khi kết hợp với Data Services Cloud Console, nó cho phép các nhà quản trị mạng cấp phát tài nguyên như trên dịch vụ cloud phổ biến hiện nay nhu Google, Amazon, Azure. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể trải nghiệm điện toán đám mây ở bất cứ đâu có mặt dữ liệu của họ. Đặc biệt, HPE Alletra tương thích với mọi ứng dụng và dữ liệu của doanh nghiệp và độ khả dụng lên đến 100%.
Sự ra đời của HPE Alletra đã chính thức làm thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực quản lý dữ liệu và đã tạo ra cuộc cách mạng về quản lý dữ liệu và cơ sở hạ tầng. Sản phẩm được phân phối bởi ADG Distribution – một trong những nhà phân phối chính thức của HPE tại thị trường Việt Nam.
Theo ictnews