Việc này nhằm đạt doanh thu thật và khẳng định rằng gửi đi duy nhất một email đại trà tới tất cả khách hàng không phải là cách để đạt hiệu quả tối ưu.
Sau đây là 6 bài học đã được đúc kết từ chương trình Email Marketing của Amazon.
1.Theo dõi mọi hành động của khách hàng
Theo dõi tất tần tật những gì mà khách hàng của bạn thực hiện. Khi bạn kinh doanh trực tuyến thì dữ liệu chính là chìa khóa. Bằng việc theo dõi tất cả những hành động của khách hàng, bạn sẽ có đủ dữ liệu tổng hợp cần thiết để thực hiện những chiến dịch marketing qua email mà có khả năng tác động tới từng cá nhân khách hàng.
2. Hãy nhất quán khi làm email marketing
Email Marketing giống như một cửa hàng thứ hai của bạn. Hãy coi việc gửi email giống như việc tự tạo ra cơ hội thứ hai để mang cửa hàng tới tận hòm thư của khách hàng. Amazon đã thành công ở việc này bởi:
Nhất quán về nội dung và thiết kế email: Bằng việc giữ cho thiết kế và nội dung các chiến dịch email đồng nhất với website nói chung, họ đã tạo nên một ấn tượng in đậm trong quá trình trải nghiệm của khách hàng. Việc này sẽ dẫn tới sự quen thuộc, xây dựng lòng tin ở khách hàng, trong khi sự tin tưởng luôn là tín hiệu tốt.
Email không chỉ về Giảm giá và Ưu đãi: Đa số email của Amazon không phải về Giảm giá hay Ưu đãi – hãy nhớ điều này. Cửa hàng của bạn có biết bao nhiêu khía cạnh để quảng cáo và rõ ràng là bạn không hề giảm giá tất cả mọi thứ trong cửa hàng của mình, vì vậy đừng tạo cảm giác lúc nào bạn cũng đang giảm giá qua email.
3. Biến cuộc sống trở nên đơn giản hết mức
Đừng bắt khách hàng phải suy nghĩ
Giúp người sử dụng có những trải nghiệm đơn giản hết mức có thể là một bước quan trọng trong việc tăng lượng mua hàng qua kênh e-mail marketing. Vì vậy, hãy chi tiết nhất có thể! Hãy để ý thật kĩ và lưu tâm từng bước mà khách hàng phải trải qua khi tìm kiếm trên website của bạn.
Đơn giản hóa và tập trung hóa vấn đề
Nhìn chung, các email của Amazon rất cụ thể và trực tiếp. Nếu họ email về việc khuyến khích bạn viết nhận xét hay chấm điểm một cuốn sách nào đó bạn mới mua trên Kindle, email ấy sẽ chỉ có một phím bấm với nội dung “Xin hãy nhận xét về cuốn sách này”. Đây là một ví dụ điển hình cho việc đơn giản hóa và tập trung hóa vấn đề.
4. Níu giữ, níu giữ, níu giữ khách hàng bằng các “lựa chọn hủy đăng kí nhận email một cách thông minh”
Hủy đăng kí nhận email là một phần bắt buộc trong các chiến dịch email marketing. Tuy nhiên, Amazon rất thông minh khi cùng lúc gửi đi nhiều chiến dịch email khác nhau từ các bộ phận khác nhau. Họ cố gắng tạo ra trải nghiệm đôi bên cùng có lợi.
Nếu khách hàng cảm thấy thoải mái khi hủy đăng ký ở một số chiến dịch cụ thể thì họ lại đang tiếp tục nhận email của các chiến dịch khác. Khách hàng vừa có được cảm giác tự chủ mà vẫn nhận được thông tin phù hợp với nhu cầu bản thân. Trong khi đó, Amazon tiếp tục kết nối và níu giữ được những vị khách thực sự quan tâm tới mình.
5. Hãy tâm lý và tinh tế
Tính khẩn cấp của hạn chót đôi khi vô cùng hiệu quả. Nếu các email thông thường khác chỉ đưa về ngày tháng của hạn chót thì Amazon luôn đưa ra một cái hạn chi tiết nhất có thể về việc người mua đặt hàng qua email trong những dịp đặc biệt bao gồm cả giờ giấc, múi giờ, v.v…
Theo một lẽ tự nhiên, sự chi tiết tới mức gây “ràng buộc” của hạn chót này đi vào trí nhớ người nhận email và tạo ra cảm giác họ phải đặt hàng ngay trước khi quá muộn. Nhưng hãy nhớ rằng đi kèm với “hạn chót” luôn là những hướng dẫn cụ thể và nút kêu gọi hành động đơn giản, rõ ràng!
6. Hãy nghĩ tới Điện thoại di động
Thế giới đang dịch chuyển sang di động và Amazon cũng đang tiến lên cùng di động.
Rất nhiều chiến dịch marketing cũng được vận hành và tối ưu hóa qua các thiết bị di động. Bằng kênh này, bạn sẽ tăng thêm lượng truy cập (vào trang giới thiệu sản phẩm, vào quảng cáo của thương hiệu…) và tiếp cận khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cải thiện cả website của mình để tương thích với phiên bản di động nữa.
Jeff Bezos đã xây dựng nên một công ty đầy chuẩn mực và khơi nguồn cảm hứng trong mọi việc họ làm. Vậy lần sau hãy nghĩ “Nếu Jeff là mình, ông ấy sẽ làm gì nhỉ?”
Nguồn: BrandsVietnam