Pageview, visit, visitor – Marketer cần phải hiểu?

Lưu lượng truy cập (Traffic) là một trong những thông số quan trọng khẳng định sức hút hay chất lượng dịch vụ của một website, đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá khả năng quảng cáo của website đó. Nếu chưa bao giờ sử dụng công cụ đo lường trực tuyến trước đây, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều mà bạn không hiểu.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn về 3 khái niệm thường xuyên thấy nhất trong các báo cáo trực tuyến.

Pageview:

Hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “số trang được xem, 1 pageview được tính khi 1 trang của website được load hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa là khi bạn refresh (F5) trang web đang xem  hoặc chuyển sang một trang khác cũng thuộc site đó thì hệ thống đo lường sẽ ghi nhận 1 pageview.

Ví dụ, nếu bạn nhấp vào website và cho load hết trang đó, công cụ đo lường sẽ ghi nhận 1 pageview. Tương tự, bạn nhấp vào website này 20 lần/ngày, 20 pageviews được tạo ra trong ngày đó.

Pageview cũng rất quan trọng đối với nhà cung cấp quảng cáo vì mỗi trang được đếm tương đương một impression (ấn tượng). Nếu quảng cáo của bạn được bán với giá mỗi nghìn impression hay còn gọi là CPM, thì pageview được xem là chỉ số vô cùng quan trọng để phát triển việc kinh doanh quảng cáo của bạn. Đó là một lý do hấp dẫn để nhà quảng cáo đẩy mạnh việc tăng pageview từ người dùng.

Ngoài việc tạo ra nhiều chuyên mục và nội dung được cập nhật liên tục, để tăng pageview các nhà cung cấp quảng cáo thường sử dụng một mẹo nhỏ, đó là gắn code đếm vào đầu trang web (phổ biến nhất là code đếm của Google Analytics), mục đích của việc này là dù người dùng chưa cho load hết trang mà tắt đi, thì pageview vẫn được tính bởi đã cập nhật hết đoạn code trên đầu.

Visit:

Tạm hiểu là “Số lượt truy cập”. Hệ thống đo lường sẽ ghi nhận là 1 visit từ lúc người dùng mở trang web đến lúc tắt đi. Riêng Google Analytics – công cụ đo lường nổi tiếng – còn quy định thêm là trong vòng 30 phút cho dù mở hay đóng website bao nhiêu lần, công cụ này vẫn tính 1 visit mà thôi. Muốn tạo visit thứ 2, bạn nên tắt hết trình duyệt web và chỉ mở lại từ phút thứ 31 trở đi.

Nhờ mốc thời gian 30 phút này mà chỉ số visit hạn chế rất nhiều trường hợp gian lận của một số website so với chỉ số khác (chỉ số pageviews có thể tăng nhanh nếu người dùng F5 liên tục trên một trang web). Do đó, Marketer có thể dựa vào chỉ số này để chọn lựa website đầu tư tốt nhất.

Để tăng visit, các nhà cung cấp quảng cáo cần đầu tư nhiều vào nội dung website, bởi có như thế, người dùng mới quay lại site thường xuyên. Nếu có nhiều vốn, nhà cung cấp quảng cáo cũng nên suy nghĩ đến việc quảng bá banner hoặc bài PR từ các website khác, đông người dùng hơn và phù hợp với đối tượng website mình hơn.

Visitor:

Còn gọi là “Unique Visitors” hay “Absolute Unique Visitors”, dịch theo tiếng Việt là “lượng người dùng”. Mỗi công cụ đo lường có cách tính visitor khác nhau nhưng theo Google Analytics thì visitor là số người truy cập vào website được tính dựa trên Cookies của trình duyệt (Cookie là các thông số lưu trong máy tính để phân biệt người dùng). Cho dù truy cập vào website bao nhiều lần đi chăng nữa mà trên cùng một trình duyệt, bạn vẫn chỉ tạo ra 1 visitor duy nhất, bởi chỉ số này không phụ thuộc vào số lần truy cập.

Chỉ số visitor rất quan trọng đối với các công ty mới thâm nhập thị trường, bởi nhu cầu hiện tại của họ là càng nhiều người biết đến thương hiệu càng tốt. Cũng giống như visit, muốn tăng số lượng visitor thì nội dung của website phải thật sự thu hút.

Pageviews, visit, visitor trong Google Analytics

Google Analytics là một công cụ đo lường rất phổ biến trong giới online marketer, đến nổi khi nhắc đến 3 thuật ngữ: Pageviews, visit, visitor, người ta sẽ nghĩ ngay đến nó mặc dù có rất nhiều công cụ khác sử dụng các thuật ngữ này.

Dựa vào bảng này bạn cũng thấy được 3 chỉ số của website này: Gần 1,6 tỷ pageviews (lượt xem trang), 241,5 triệu visits (lượt truy cập) và 64 triệu visitors (người truy cập) chỉ trong tháng 8/2013. Xét về mặt bằng chung, thì đây là những con số mà nhiều website mơ ước.

3 thuật ngữ Pageview, visit và visitor là các thuật ngữ cơ bản, có thể được ví như 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia không thể thiếu trong toán học. Nếu marketer nào không am hiểu thì sẽ rất khó để thành công trong chiến dịch quảng cáo trực tuyến của mình.

Theo Marketing 24h

Tin liên quan