10 lưu ý khi đầu tư vào công nghệ Big Data

Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu rất lớn và phức tạp được tạo ra từ việc thu thập thông tin khách hàng từ các phương tiện website, ứng dụng di động, mạng xã hội hoặc kết hợp chúng lại với nhau, nhằm thu hút khách hàng và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

Những dữ liệu này cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng, sở thích và có thể cả nhu cầu của họ nữa. Đây là công cụ cực kỳ hữu ích phục vụ cho mục đích phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp lớn đều am hiểu lĩnh vực này và biết cách sử dụng Big Data.

Ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà cung ứng với giá cả phải chăng, các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng Big Data để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, theo Alex Vanover – người từng thành lập và quản lý hoạt động nhiều doanh nghiệp, nay là nhà sáng lập, CEO của website kinh doanh xe đạp nổi tiếng Motorcycletradingpost.com, nếu doanh nghiệp không biết cách quản lý hoặc sử dụng kết quả phân tích thì việc tốn tiền cho Big Data lại là khoản đầu tư lãng phí.

Sau đây là 10 lưu ý dành cho doanh nghiệp trước khi bỏ tiền đầu tư vào Big Data, do Alex Vanover chia sẻ và được đăng tải trên trang Tweakyourbiz:

1. Hiểu mục tiêu khai thác dữ liệu

Việc quản lý, sử dụng dữ liệu nhằm dự đoán hành vi của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt hơn. Các lợi ích mà Big Data mang lại là cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn.

Nên nhớ, mục tiêu sau cùng của việc khai thác dữ liệu là giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn.

2. Thu thập thông tin từ tất cả các nguồn

Doanh nghiệp sẽ phải thu thập toàn bộ thông tin từ các nguồn có liên quan tới khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng. Các nguồn thông tin này có thể đến từ những phương tiện truyền thông xã hội, thông tin quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình…

Chưa kể đến một số khách hàng quyết định ở lại với doanh nghiệp hay chọn mua sản phẩm/dịch vụ vì những tương tác tích cực giữa họ với bộ phận dịch vụ khách hàng.

3. Phân loại dữ liệu thành nhóm logics

Những nhân viên chịu trách nhiệm thu thập và khai thác thông tin có trách nhiệm trình bày đầy đủ kết quả theo cách dễ hiểu giúp doanh nghiệp có thể sử dụng các kết quả phân tích này để lập chiến lược kinh doanh hiệu quả.

4. Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan

Doanh nghiệp nên tìm hiểu liệu bộ phận bán hàng, tiếp thị, R&D hay những bộ phận liên quan khác có cảm thấy thoải mái khi làm việc với chuyên gia công nghệ – những người phát triển ứng dụng, chạy các chiến dịch truyền thông xã hội hay nói cách khác, tích hợp những công nghệ mới vào công việc kinh doanh hay không.

Tốt nhất, hãy lắng nghe ý kiến của các trưởng bộ phận về công việc của những chuyên gia kỹ thuật và nếu có vấn đề gì xảy ra, cần tìm giải pháp xóa bỏ rào cản giữa họ.

PhattrienWeb_Big_data

5. Hiểu rõ mục đích khai thác dữ liệu

Điều bất ngờ là không ít nhà điều hành doanh nghiệp hoàn toàn mù mờ về mục đích của việc thu thập dữ liệu khách hàng hay hiểu lý do vì sao đề ra những chiến lược kinh doanh – vốn xuất phát từ kết quả phân tích dữ liệu Big Data. Một số nhà quản lý để người khác điều khiển chương trình công nghệ cao mà không quan tâm nội dung bên trong là gì.

Bên cạnh đó, những người chịu trách nhiệm phân tích Big Data hoặc chạy các chiến dịch được tạo ra từ kết quả khảo sát dữ liệu nên giải thích mọi thứ rõ ràng để ban quản trị có thể hiểu được – theo ngôn ngữ của họ, và sử dụng chúng một cách tốt nhất.

6. Giúp nhân viên hiểu chính xác về Big Data

Một trong những cách giúp ban điều hành hạn chế các hiểu lầm hoặc xóa bỏ rào cản trong quá trình kinh doanh là trình bày chính xác mục đích và mục tiêu của kế hoạch để nhân viên có thể hiểu được, từ đó mới có sự ứng dụng phù hợp và hiệu quả.

7. Cập nhật những thông tin mới

Doanh nghiệp cần khai thác và kết hợp mọi thông tin để hiểu rõ khách hàng hơn và nhanh chóng nắm bắt xu hướng kinh doanh trong tương lai.

Thông tin là thứ phải được sử dụng để đề ra chiến lược phù hợp phục vụ cho mục đích tăng trưởng của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là liệu các bộ phận liên quan khác (như bán hàng, R&D…) có hiểu được tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin mới này.

8. Lưu lại mọi thông tin khách hàng

Doanh nghiệp nên cố gắng ghi lại mọi phản hồi của khách hàng và xem xét cách các hãng bán lẻ trả lời như thế nào cho các thắc mắc của người tiêu dùng, nhắc nhở nhân viên bán hàng nên lưu lại thông tin cần thiết về người mua.

9. Bắt kịp xu hướng công nghệ

Liệu những công nghệ mới có làm thay đổi tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp? Nếu doanh nghiệp của bạn được thành lập trước thời đại công nghệ số, sẽ rất dễ đánh mất các nguyên tắc, quy trình, các sản phẩm/dịch vụ đã có từ trước đến nay. Nếu không, doanh nghiệp nên có những điều chỉnh phù hợp để bắt kịp với xu hướng công nghệ mới.

10. Tích hợp công nghệ mới

Bên cạnh việc nhận ra những thay đổi trong xu hướng, liệu doanh nghiệp có đủ khả năng ứng phó với sự phức tạp khi tích hợp các công nghệ mới đó vào hoạt động kinh doanh? Các trang web, ứng dụng, truyền thông xã hội,… là tất cả các nguồn dữ liệu khai thác thông tin khách hàng, do đó doanh nghiệp nên cập nhật những công nghệ mới vào những phương tiện truyền thông này.

Mặt khác, các chuyên gia công nghệ không nên chỉ tương tác với khách hàng theo phương thức truyền thống như những nhân viên khác, thay vào đó hãy phối hợp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý.

Theo DNSG

Tin liên quan