6 bài học tiếp thị từ trò chơi Candy Crush Saga

Nếu nói rằng trò chơi Candy Crush Saga đã trở thành một cái “mốt” thì vẫn chưa đúng sự thật. Với hàng trăm triệu lượt tải về, trò chơi “miễn phí” này đã thu về gần 1 triệu đô la/ngày cho nhà phát triển King.com.

Chìa khóa lớn nhất dẫn đến sự phổ biến của trò chơi này là bản chất gây nghiện cao của nó. Ngay cả khi không làm trong lĩnh vực game, vẫn có những bài học chúng ta có thể thu được từ thành công của trò chơi này.

 

1. Sự khan hiếm làm tăng mong muốn được chơi

Hầu hết các trò chơi sẽ cho phép bạn chơi thường xuyên và bao lâu tùy ý thích của bạn. Sau cùng thì chắc chắn sự tùy tiện hạn chế người chơi có thể gây khó chịu. Nhưng hóa ra việc hạn chế người chơi trò Candy Crush vẫn tiếp diễn, và trở thành một trong những công thức chính tạo nên sức gây nghiện của trò chơi này. Người chơi chỉ được cấp 5 mạng, và sau 30 phút thì mới được cấp mạng mới.

Không những không gây bực tức cho người chơi, những chặng nghỉ này cũng giúp ngăn ngừa sự say mê chơi quá độ và trò chơi không bị mất đi sự chào đón của người chơi. “Sự khan hiếm” là một trong sáu nguyên tắc ảnh hưởng được nhà tâm lý Robert Cialdini liệt kê ra, và nhiều thí nghiệm đã cho thấy chúng ta có sự ưa thích với những thứ chỉ được cung cấp có hạn.

Candy Crush đã khai thác tốt điều này, và bạn cũng có thể làm như vậy. Nếu bạn có thể thể hiện rằng sản phẩm của bạn chỉ được cung cấp với số lượng có hạn, rất khó có được hoặc chỉ có sẵn trong một thời gian nhất định, thì nó sẽ hấp dẫn hơn khi nó được cung cấp tràn lan với số lượng lớn.

2. Tạo động lực miễn phí

“Miễn phí” có một ảnh hưởng mạnh mẽ tới não bộ của chúng ta. Những cuộc thí nghiệm do Dan Ariely và những người khác thực hiện đã chỉ ra rằng những hàng hóa miễn phí hấp dẫn hơn rất , rất nhiều so với những hàng hóa giá rẻ, dù chỉ rẻ tới mức 1 xu. Candy Crush được tải về miễn phí, chơi miễn phí, do vậy nó loại bỏ mọi nguy cơ trong quá trình mua bán. Mặc dù nhiều người chơi không bao giờ trả tiền cho sản phẩm, nhưng King vẫn kiếm được số doanh thu khủng từ những người chơi sẵn sàng trả một khoản tiền nhỏ để được tiếp tục chơi nhanh hơn hoặc để qua một bàn khó.

Một số sản phẩm rất thích hợp để cung cấp miễn phí. Các hãng phần mềm kinh doanh thường sử dụng mô hình “miễn phí” để cung cấp miễn phí cho khách hàng một sản phẩm có chức năng tốt nhưng hạn chế về số lượng. Nếu và khi khách hàng thấy sản phẩm đó hữu ích, anh ta có thể trả tiền để sử dụng bản đầy đủ chức năng hơn. Nhưng một sản phẩm vật chất thì rất tốn tiền và không thể nào cho không trong bất cứ trường hợp nào. Ngay cả sau đó, chữ “Miễn phí” có thể sử dụng để làm tăng sức mời gọi- giao hàng miễn phí, miễn phụ phí, miễn phí nâng cấp, v.v thì vẫn gợi nên trong não bộ của chúng ta cảm giác về “một thứ gì đó được cho không”.  

3. Bộ não của chúng ta thích sự dễ dàng

Mặc dù ai cũng có thể chắc chắn tiếp cận trò chơi Candy Crush dễ dàng với sự vận động trí não như khi chơi cờ, nhưng việc bắt đầu chơi lại dễ dàng một cách kỳ cục. Luật chơi đơn giản và một số lượng nhỏ những tổ hợp đặc biệt và các quân cờ của trò chơi khiến việc học trở nên vô thức. So với một trò chơi có giao diện điều khiển điển hình, có một bảng điều khiển với một tá các nút bấm, cần điều khiển,v.v dùng để tạo ra hàng tá nước đi độc đáo thì không có sự mệt mỏi về tinh thần nào khi chơi Candy Crush. Ngay cả ở những bàn cao hơn, người chơi cũng có thể chơi với sự tập trung thấp, mặc dù như vậy thì họ sẽ phải cố gắng nhiều hơn để hoàn thành do may mắn nhiều hơn là do chiến thuật.

Người đoạt giải Nobel- Daniel Kahneman đã chỉ ra rằng não bộ của chúng ta thích những chiến lược đơn giản và chống đối những thứ phức tạp, đòi hỏi tư duy phân tích. Bất cứ thứ gì bạn có thể làm để khiến các qui trình (như đặt lệnh) và sản phẩm trở nên dễ dàng và ít phải suy nghĩ cũng giúp tăng doanh số bán hàng của bạn.

4. Những viên kẹo dễ thương

Ai mà không thích những viên kẹo nhiều màu sắc chứ? King có thể sử dùng nhiều hình ảnh cho các quân cờ trong trò chơi- chẳng hạn như đồ trang sức như trong trò chơi ra đời trước đó Bejeweled, hoặc những cái đầu lâu trông phát sợ trong trò Roxio, Trucks and Skulls. Nhưng não bộ của chúng ta gắn những viên kẹo với sự thích thú và hình ảnh đó rất tích cực.

“Sự ưa thích” là một nguyên tắc thuyết phục khác của Cialdini. Nếu bạn hoặc sản phẩm của bạn được ưa thích hơn, bạn sẽ thành công hơn. Một cách tuyệt vời để tạo dựng sự ưa thích là thể hiện những thuộc tính hoặc mối quan tâm chung với khách hàng của bạn. Nếu bạn bán hàng cho một người đam mê xe hơi, hãy thể hiện là bạn phát cũng phát cuồng vì xe hơi. Ít nhất bạn cũng nên thể hiện lòng nhân đạo của mình- đó là lý do tại sao các chính trị gia thường trưng những bức ảnh chụp họ với các thành viên gia đình và thú cưng vây quanh.

5. Phần thưởng khiến bạn muốn chơi mãi

Mọi trò chơi đều dùng cùng một hệ thống phần thưởng để giữ chân người chơi. Khi hoàn tất một ván chơi trên Candy Crush, sẽ có một hoạt động thú vị hiện trên màn hình khi nhiều quân cờ nổ tung thành từng miếng nhỏ. Ngay cả khi ở giữa một ván chơi, một nước đi tốt cũng sẽ tạo ra một giọng nói khen như “Sweet!” hoặc “Delicious!” Kiếm được một quân cờ đặc biệt ( như viên kẹo  có sọc) với một tổ hợp nước đi tốt cũng sẽ có một phần thưởng- người chơi biết rằng quân cờ đó sẽ giúp thắng ván chơi đó. Dĩ nhiên, phần thường là phần trọng tâm trong khái niệm về ứng dụng các yếu tố game.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang kết hợp ứng dụng các yếu tố game vào trong qui trình hoạt động của họ để giữ chân khách hàng và cả nhân viên nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa khi bạn nhận ra rằng ngay cả những trang web trước đây vốn có tiếng là nghiêm túc giờ đây cũng thông báo rằng bạn vừa giành được một hiện vật vì đã thực hiện được một số hoạt động nào đó trên trang, hoặc đã ghé thăm trang web nhiều lần. Não bộ của chúng ta đáp ứng với những khích lệ nhỏ đó. Game hóa một trải nghiệm của khách hàng sẽ không giải quyết được các vấn đề cơ bản với trải nghiệm đó, nhưng ít ra nếu những trải nghiệm đó êm dịu, nó sẽ giữ khách hàng ở lại lâu hơn hoặc thậm chí còn khiến họ quay lại.

6. Trò chơi mang tính cộng đồng

Với những người chơi đăng nhập bằng tài khoản Facebook, Candy Crush cho phép theo dõi tiến bộ của bạn bè và thể hiện năng lực của ai đó trong việc vượt qua các ván chơi. Đây là những chia sẻ trải nghiệm nhẹ nhàng chứ không giống như trò chơi Mafia Wars, những thư rác thông báo đã khiến mọi người ngừng theo dõi người chơi đó hoặc tắt lời mời và thông báo từ người này. Hơn thế, nó còn thể hiện rằng bạn bè của bạn cũng thích trò giải trí vui vẻ này và có thể tạo ra một cuộc đấu thân thiện.

Chúng ta là con người và cũng là những thực thể xã hội. Tạo dựng một nhân tố xã hội đối với việc kinh doanh của bạn có thể gây tác động lớn các kết quả. Nếu những khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn bè của họ “thích” công ty bạn, bạn đã có một lợi thế lớn so với các đối thủ thiếu sự minh chứng xã hội đó.  Đôi khi, ngay cả những con số thôi cũng đã đủ rồi. Giống như một nhà hàng có nhiều chỗ đỗ xe, nếu công ty của bạn thể hiện nhiều  hoạt động xã hội thì độ tín nhiệm và sức hấp dẫn của bạn cũng sẽ tăng đáng kể.

Liệu doanh số bán hàng của bạn có khả năng tăng với tốc độ tên lửa với mức 1 triệu đô la/ngày không? Đó là một mệnh lệnh khó khăn đối với hầu hết các công ty, nhưng nếu bạn có thể vận dụng một số chiến lược đã giúp Candy Crush Saga trở nên thành công ngoài sức tưởng tượng, thì chắc chắn các kết quả của bạn cũng sẽ được đẩy mạnh! 

Theo Học làm giàu

Tin liên quan