Vận dụng lý thuyết tâm lý học cho Marketing

Trong các chiến dịch quảng cáo, nhằm thu hút khách hàng, các nhà marketer thường khéo léo vận dụng những lý thuyết tâm lý học lồng ghép trong đó và thực tế đã chứng minh, tâm lý học đã hỗ trợ và đem lại những hiệu quả marketing nhiều hơn là chỉ nghiên cứu vào màu sắc và kiểu chữ.

Một trong những chiến thuật tâm lý được sử dụng phổ biến nhất chính là nghệ thuật hút giá (Charm pricing) hay sức mạnh của số 9. Các cuộc nghiên cứu so sánh về giá bán sản phẩm cho thấy rằng các sản phẩm có giá bán kết thúc bằng số “9” có mức doanh số bán hàng lên đến 25%. Những hình thức marketing phổ biến khác như sử dụng sex trong quảng cáo, phóng đại giá bán các mặt hàng xa xỉ, và đưa những chú chó con, mèo con và trẻ sơ sinh vào trong chiến dịch quảng cáo, và còn nhiều hơn nữa những món quà thú vị, tinh tế mà tâm lý học dành cho marketing, dưới đây là một trong những lý thuyết tâm lý thường được các marketer áp dụng:

1. Tiếp thị thần kinh học (Neuromarketing). Một lĩnh vực tương đối mới trong nghiên cứu thị trường, thường tham khảo các vấn đề của khoa học thần kinh và áp dụng vào các kịch bản marketing. Tiếp thị thần kinh học nghiên cứu cách ghi vết và phân tích các hoạt động trong não bộ trong khi khách hàng tương tác với các sản phẩm và quảng cáo, để xem xét những phần nào của não bộ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, từ cách xử lý thông tin của não bộ, các nhà tiếp thị sẽ đưa ra những chiến dịch marketing phát triển sản phẩm phù hợp. Định nghĩa về tiếp thị thần kinh học dựa trên lý thuyết về tâm lý học nhận thức tư duy (trên 90%) bao gồm cả cảm xúc – xảy ra trong tiềm thức và nhận thức.

2. Kinh tế học hành vi (Behavioral economics). Xây dựng dựa trên tâm lý học nhận thức, kinh tế học hành vi nghiên cứu tính cạnh tranh giữa 2 hệ thống ra quyết định độc lập trong não bộ, một dựa trên cảm tính (heuristic) kết hợp với trí nhớ ngắn hạn để ra quyết định nhanh chóng (gần như phản xạ). Và một phải mất nhiều thời gian để lập kế hoạch cho các tình huống khác nhau. Lĩnh vực này bàn luận nhiều về mối quan hệ mật thiết giữa việc ra quyết định mua hàng và hệ thống nhận thức.

3. Ảnh hưởng xã hội (Social influence). Một lĩnh vực tâm lý gồm hàng loạt các hiện tượng, với nghệ thuật thuyết phục trong các ứng dụng marketing và doanh số bán hàng. Các nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội giải thích lý do tại sao chúng ta trung thành với một số thương hiệu và sản phẩm, và có xu hướng giới thiệu cho bạn bè và các thành viên trong gia đình.

4. Nguyên mẫu thương hiệu (Brand archetypes). Trong marketing, xây dựng thương hiệu là một trong những khái niệm cơ bản. Nguyên mẫu thương hiệu cho phép các doanh nghiệp nắm bắt nhân cách con người, vận dụng vào các chiến lược marketing và quảng cáo, từ đó tạo ra sự khác biệt. Việc tạo ra sự khác biệt rất quan trọng trong việc xây dựng lòng trung thành và đánh bại đối thủ trên thị trường. Một trong những chiến lược rõ ràng và tiêu biểu nhất là “Get a Mac” của Apple, trong đó Justin Long và John Hodgman đại diện cho Mac và máy tính cá nhân lúc bấy giờ.

5. Gamification – Một chủ đề rất gần gũi và thân thiết, đây chính là động lực và trải nghiệm thú vị. Tâm lý học đánh mạnh vào động lực của con người và đang tập trung nghiên cứu về thú vui của con người. Gamification cho phép các nhà tiếp thị duy trì cơ chế xây dựng lòng trung thành và cam kết thông qua các thiết kế trò chơi để phát triển sản phẩm và nhận thức người tiêu dùng.

Theo Nhượng quyền Việt Nam

Tin liên quan