Mối quan hệ giữa thương hiệu và màu sắc là không thể tách rời

Thương hiệu và màu sắc có mối quan hệ không thể tách rời, vì màu sắc là một phương tiện truyền tải thông điệp một cách nhanh nhất mà không cần dùng đến từ ngữ.

Xây dựng thương hiệu là một cụm từ được gán cho công việc của nhà quảng cáomarketing, nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì?

Các chuyên gia marketing định nghĩa “thương hiệu” là “tên, cụm từ, dấu hiệu, ký hiệu, thiết kế, hoặc tổng hợp của tất cả những yếu tố trên, nhằm mục đích nhận dạng một sản phẩm hay dịch vụ của một công ty nhất định”.

 

Nói cách khác, một thương hiệu truyền tải “ý tưởng” của công ty hoặc sản phẩm. Nó phần nào tạo nên mối quan hệ với khách hàng.

Ví dụ, hãy nhìn vào hình ảnh ba thương hiệu phía dưới:

 

Logo của hãng hàng không Nhật Bản – The JAL (Japan AirLines) có nhiều yếu tố cấu thành: Chú chim biểu tượng cho sự tung bay, màu đỏ biểu thị sức mạnh. Tại châu Á, màu đỏ cũng là biểu trưng của sự may mắn. Logo có hình vòng tròn cùng sắc đỏ – trắng cấu thành hình ảnh cờ của nước Nhật.

Vì vậy, toàn bộ logo tạo nên một hình ảnh quyền lực về một hãng hàng không của đất nước mặt trời mọc, kèm theo lời chúc may mắn đối với hành trình.

Logo của AT&T là một thiết kế giật được nhiều giải thưởng. Hình quả địa cầu tượng trưng cho một thế giới được bao quanh bởi thông tin điện tử. Cụ thể hơn, quả địa cầu được cấu thành bởi nhiều mảng “sáng” và “tốt”. Do đó, tổng bố cục tạo nên ấn tượng về một quả địa cầu 3 chiều được chiếu sáng từ xa. Màu xanh lam nhạt tạo nên cảm giác tin tưởng và hiện đại.

Còn logo của UPS – dịch vụ chuyển phát bưu kiện của Mỹ – là một ví dụ tuyện vời về việc chỉ một màu sắc cũng có thể truyền tải ý tưởng. Màu nâu không phải là một màu sắc vui nhộn hay hiện đại, màu nâu là màu của đất đai, tượng trưng cho sự đáng tin và kiên cố.

Quyền lực của hình ảnh

Chỉ một hình ảnh cũng truyền tải rất nhiều thông tin trong khoảng thời gian ngắn vì chúng ta nhận thức được hình ảnh ngay tức khắc, quá trình phân tích từ việc đọc và nghe mất nhiều thời gian hơn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy hình ảnh thương hiệu cũng có sức mạnh như tín ngưỡng.

Trong thí nghiệm, khi chủ thể được xem các hình ảnh có liên quan tới những thương hiệu mạnh như iPod, Harley-Davidson, Ferrari,… não bộ của họ phản ứng tương tự như khi họ được xem các hình ảnh về tín ngưỡng tôn giáo.

Quyền lực của hình khối và màu sắc

Hình ảnh lại được cấu thành bởi hình khối và màu sắc. Có câu nói truyền miệng: “Một bức ảnh đáng giá nghìn từ”.

 

Nhiều hình khối và màu sắc làm dấy lên những cảm giác tự nhiên đối với tất cả mọi người trên toàn thế giới: Ví dụ, đường thẳng ngang tạo cảm giác vững chắc, còn đường thẳng dọc tạo cảm giác biến hóa.

Màu đỏ tạo cảm giác nóng, màu xanh thì lạnh và ướt át, hoặc tạo cảm giác vô định như bầu trời vậy.

Về hình khối

Hình khối và màu sắc cần ăn nhập với nhau để truyền tải thông điệp. Vì vậy, cần hiểu về hình khối nếu muốn hiểu được sức mạnh của màu sắc trong việc xây dựng thương hiệu.

Thậm chí những hình khối cơ bản nhất cũng làm dấy lên cảm giác về sự mềm mại hay cứng rắn, vững chãi hay đe dọa.

Bức ảnh dưới đây tập hợp các biểu tượng được xây dựng từ các hình khối cơ bản:

Quyền lực của màu sắc

Não bộ chúng ta tự động phản hồi đối với màu sắc. Ví dụ, chúng ta dừng xe khi gặp đèn đỏ, đi tiếp khi đèn chuyển màu xanh.

Hãy xem xét tác dụng của màu sắc trong những hình ảnh dưới đây:

Sau khi nhìn một hình ảnh thương hiệu, màu sắc là thứ lưu lại trong tâm trí người xem sau cùng, sau đó đến hình khối, sau đó mới đến chữ.

Ví dụ, logo thật của McDonald’s rất dễ nhận ra trong hình ảnh dưới đây.

 

Rất nhiều thương hiệu chỉ dựa vào màu sắc để khiến khách hàng dễ dàng nhận ra.

Màu sắc và những con số

Các nghiên cứu cho thấy 60% trong số chúng ta sẽ quyết định liệu họ có bị hấp dẫn bởi một thông điệp hay không chỉ dựa vào màu sắc!

Ngoài ra, màu sắc làm tăng khả năng nhận diện của một thương hiệu lên tới 80%.

Ví dụ về màu sắc trong xây dựng thương hiệu

1. Màu sắc biểu tượng của tự nhiên và toàn cầu

 

Hai màu sắc khác nhau của logo FedEx thể hiệu rõ tính toàn cầu của màu sắc.

Màu lục đại diện cho dịch vụ vận chuyển đường bộ; màu cam biểu trưng cho sức mạnh và tốc độ, được chọn làm đại diện cho dịch vụ vận chuyển đường không.

Một ví dụ khác có thể nhìn thấy trong sản phẩm gia dụng phổ biến: Bột giặt.

 

Lần sau ra siêu thị, bạn hãy quan sát màu sắc của các nhãn hiệu bột giặt. Màu được sử dụng nhiều nhất là xanh lam và màu cam.

Màu lam tạo cảm giác sạch sẽ, còn màu cam mang lại ấn tượng về sức mạnh. Vì vậy, sự kết hợp giữa lam và cam sẽ truyền tải thông điệp: “Sức mạnh tẩy sạch vết bẩn”.

Bao bì thuốc lá là một ví dụ khác của màu sắc trong thương hiệu. Để ý cách các thương hiệu dùng màu xanh ở nhiều sắc độ để phân biệt thuốc lá hương bạc hà với các loại thuốc lá hương tự nhiên.

 

Hiện giờ, khi Mỹ ban lệnh cấm các công ty sử dụng từ “nhẹ” trên bao bì để ngụ ý một số loại thuốc lá ít độc hại hơn những loại khác, nhiều công ty chuyển sang sử dụng màu vàng, bạc và các màu nhạt trên bao bì để lách luật.

Úc là quốc gia đầu tiên trên thế giới yêu cầu các công ty sản xuất thuốc lá đóng gói bao bì trắng trơn. Một số nước khác thì chọn màu đồng phục là nâu đỏ đậm, hoặc các hình ảnh thể hiện tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người được in trên bao bì.

2. Màu sắc gợi sự sáng tạo và tưởng tượng

Một số thương hiệu không đi theo lối mòn màu sắc. Màu hồng rực trong logo T-Mobile là một sắc màu bất ngờ đối với thị trường điện thoại di động.

 

Đây là một quyết định khá liều lĩnh, nhưng nó đã đem lại thành công trong việc giúp thương hiệu được nhận diện dễ dàng trong một thị trường cạnh tranh gay gắt.

3. Thành công và thất bại trong việc sử dụng màu sắc

Màu sắc dùng trong đồng phục đội bóng cũng là một dạng xây dựng thương hiệu. Nhưng đôi lúc màu sắc được sử dụng hoàn toàn sai lầm.

 

Ví dụ, màu sắc trong đồng phục đội bóng bầu dục Wyoming được đánh giá là… xấu nhất thế giới.

Tại sao vậy? Nó được đánh giá là màu sắc tạo nên sự thành công của logo UPS cơ mà?

Nhưng màu nâu không phải là một màu tạo cảm giác mạnh mẽ, nó gợi cảm giác đáng tin như Mẹ Đất, nhưng thiếu năng lượng.

Tóm lại, nếu vẫn còn nghi ngờ về sức mạnh của màu sắc trong việc xây dựng thương hiệu, hãy nhìn vào hai “logo” dưới đây:

 

 

Theo Brands Vietnam

Tin liên quan