Theo dự đoán, 80% các tổ chức sẽ di chuyển sang đám mây, lưu trữ từ xa và ảo hóa vào năm 2025.
Các sáng kiến dựa trên đám mây dự kiến sẽ chiếm 70% tổng chi tiêu công nghệ vào năm 2020.
Một tương lai dựa trên nền tảng đám mây đang bắt đầu hình thành, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang cơ sở hạ tầng từ xa. Thúc đẩy áp dụng đám mây dường như là một trong những ưu tiên hàng đầu của các công ty vào năm 2020. Công nghệ dự kiến vẫn sẽ duy trì vị thế ưu tiên trong vài năm tới.
Vậy các công ty đã nắm bắt điện toán đám mây đến đâu rồi?
Ngành bán lẻ và e-commerce
Bán lẻ và e-commerce là những lĩnh vực có mức độ áp dụng và hưởng lợi sớm nhất từ các đám mây. Điện toán đám mây cho họ khả năng xây dựng, ra mắt một nền tảng mới với tốc độ cực nhanh chóng và có thể gần như ngay lập tức gia nhập thị trường.
Các dự án công nghệ tiềm năng
Cũng tương tự như bán lẻ và e-commerce, nhiều dự án công nghệ ban đầu được cho là “viển vông” sau khi ứng dụng tối đa sức mạnh của đám mây đã thực sự trở thành hiện thực.
Mạng xã hội (MXH) dành cho người Việt Lotus mới ra mắt có thể xem là một ví dụ điển hình. MXH chưa bao giờ là sân chơi dành cho những “tay mơ” công nghệ. Bởi để đáp ứng được một cộng đồng người dùng có thể lên tới hàng trăm nghìn, hàng triệu thậm chí chục triệu… đòi hỏi khả năng vận hành nhiều yếu tố công nghệ như dữ liệu lưu trữ, sao lưu dự phòng… Do đó, yêu cầu về một nền tảng hạ tầng đủ sức mạnh là bắt buộc.
Sở hữu hàng nghìn Cloud Server với hệ thống data center đạt chuẩn Tier III, đạt tổng lượng băng thông 100 Mpbs, uptime lên tới 99,99%, hệ thống cho khả năng chịu tải lớn, có thể xử lý hàng triệu yêu cầu/giây theo thời gian thực. Tất cả những vấn đề đặt ra đều được hạ tầng thiết bị mạnh mẽ do BizFly Cloud phát triển lo liệu chi tiết.
Truyền thông báo chí và truyền hình trực tiếp
Chúng ta hẳn vẫn chưa quên sự kiện ra mắt ô-tô VinFast trên đất Mỹ. Là “cú nổ quan trọng” của thương hiệu xe Việt đầu tiên, sự kiện đã thu hút mức quan tâm cực lớn trên khắp các kênh sóng truyền hình và trực tuyến lúc bấy giờ, cán mốc hơn 1 triệu người xem livestream trực tiếp ở đỉnh điểm buổi phát sóng. Để có thể tiếp cận số người xem khổng lồ mà vẫn duy trì được tốc độ phát liền mạch và tức thời, các cụm Cloud Server cùng cổng kết nối API của BizFly Cloud đã phải vận hành với cường độ rất lớn.
Như chúng ta đã biết, người xem có thể tiếp cận nội dung qua nhiều công cụ hoặc thiết bị với thông số máy khác nhau, mà mỗi loại lại cần bộ mã codec riêng biệt tương ứng để tối ưu hóa nội dung truyền phát. Do việc livestream yêu cầu quay phát video và chuyển đổi mã codec (transcoding) trong cùng một lúc, nên chắc chắn sẽ “ngốn” nhiều băng thông trên mạng lưới đám mây (cloud) hơn là các video có nội dung được ghi sẵn.
Từ lâu, tiềm năng xử lý dữ liệu của điện toán đám mây cũng đã được nhìn ra và áp dụng phổ biến trong môi trường báo chí trực tuyến. Duy trì các trang với hàng chục triệu độc giả theo dõi, đọc tin hàng giờ như Kênh14, Tuổi Trẻ, CaFeF, GenK, aFamily…, cần lượng băng thông, network lên tới hàng trăm Mbps. Việc nhanh chóng ứng dụng điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa từ sớm là một trong những yếu tố giúp những trang tin này vươn lên hàng đầu và duy trì vị trí đó tới nay.
Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên của điện toán đám mây và vẫn cần phải chờ đợi xem tương lai sẽ ra sao. Tuy nhiên, trong lúc công nghệ vẫn đang là “điểm nóng”, các công ty biết cách tận dụng những tính năng vượt trội của nó sẽ vượt qua các đối thủ cạnh tranh và trở thành người dẫn đầu thị trường.
Theo Trí thức trẻ