Fake news lan rộng cùng virus corona

Những thông tin sai lệch về virus corona gây viêm phổi đã xuất hiện rộng rãi trên mạng xã hội khắp thế giới.

heres-a-running-list-of-disinformation-spreading

Một trong các tin tức giả mạo về virus corona. Ảnh: Internet

Sự xuất hiện của các bài viết xuyên tạc về virus corona một lần nữa thử thách khả năng của các công ty mạng xã hội trong xử lý thông tin sai lệch. Theo ông Maarten Schenk đến từ Lead Stories, tổ chức kiểm tra tính xác thực của tin tức đang cộng tác với Facebook, nhóm của ông quan sát các giả thuyết về nguồn gốc virus corona trên nhiều nền tảng. Một trong số các giả thuyết nói virus corona là tác phẩm của Chính phủ.

Ông Schenk cho biết một số người không tin số liệu các ca nhiễm bệnh và tử vong. Có người trích “nguồn tin quân sự bí mật” không hề tồn tại, khẳng định hàng chục ngàn người đã chết vì virus corona, vượt xa ước tính từ các nguồn chính thống.

Phát ngôn viên Facebook trả lời CNN rằng họ đang làm việc với các đối tác kiểm tra xác thực để triệt phá các tuyên bố sai lầm về virus. Sau khi bài viết hoặc liên kết bị xác định là sai sự thật, Facebook sẽ giảm mạnh lượng phân phối cũng như những người đã xem/chia sẻ hay đăng nội dung này sẽ được cảnh báo.

Một video vụ nổ tại Vũ Hán, thành phố phát sinh coronavirus, được đăng trên YouTube hồi tuần trước có gần 90.000 lượt xem. Mô tả dưới video ghi vụ nổ có liên quan tới virus corona nhưng thực tế, video này có từ năm 2015, theo Lead Stories.

Trên Twitter, người dùng tìm kiếm “coronavirus” tại Mỹ và các nước khác, bao gồm Hong Kong, Brazil, Úc sẽ được nhìn thấy các kênh thông tin chính thức về virus. Tại Mỹ, Twitter chuyển hướng người dùng tới Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Theo người phát ngôn Twitter, công ty không thấy thông tin sai lệch về virus corona tăng lên đột biến. Trong 4 tuần qua, có hơn 15 triệu tweet về coronavirus.

Theo ictnews/CNN

Tin liên quan