Các nhà tiếp thị có một cơ hội rất lớn để thúc đẩy thương hiệu thông qua sự tham gia của các hình thức truyền thông xã hội. Tuy nhiên, trong truyền thông đa kênh, sự phối hợp với nhau rất quan trọng. Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động.
Chẳng hạn, bộ phận IT thay đổi URLs mà không thông báo cho các marketer, dẫn đến hướng truy cập sai khu vực. Hoặc những mở rộng của Google ảnh hưởng không chỉ đến ROI của các chiến dịch marketing, mà còn ảnh hưởng đến cả sự tôn trọng các nguyên tắc liên kết trong tìm kiếm và thay đổi cả quy tắc tôn trọng nhãn hiệu…
Truyền thông xã hội bao gồm việc kết hợp các công cụ truyền thông truyền thống như điện thoại và video, với các công cụ mạng và môi trường xã hội mới hơn.
Chẳng hạn, Pepsi muốn đặt thương hiệu của mình liên quan mọi thứ văn hóa pop và để thu hút khách hàng quanh năm. Hãng tích hợp các cuộc hội thoại của khách hàng từ phương tiện truyền thông xã hội nền tảng, Tweets từ Twitter, hình ảnh từ Instagram và ý kiến từ Facebook trên trang web cũng như nhiều quảng cáo của mình…
Hầu hết các giám đốc tiếp thị đều cố gắng tích hợp và xây dựng kinh nghiệm truyền thông xã hội ở khắp mọi nơi. Nếu có thể làm điều đó thành công, họ sẽ tạo cho các thương hiệu và người tiêu dùng mối quan hệ cùng có lợi. Khách hàng nhận thấy giá trị của mình khi có nhiều cơ hội tham gia, cải thiện trải nghiệm và cùng thúc đẩy danh tiếng của thương hiệu.
Tập đoàn bán lẻ Walmart đã lập hàng loạt trang Facebook cho hàng ngàn chi nhánh của hãng, như Trung tâm Brooklyn, Minesonta và Stockton, California… Thông qua Facebook, Walmart tương tác với khách hàng, đề nghị họ gửi lên trang hình ảnh những chuyến đi yêu thích của họ hay đưa ra những câu hỏi thích hợp cho các ngày lễ quan trọng…
Nghiên cứu mới đây của Exact Taget cho thấy các thiết bị số đã tạo ra cuộc cách mạng trong quyết định mua sắm của khách hàng. Hơn 90% khách hàng tin vào các ý kiến đánh giá trên mạng về sản phẩm, và 18% khách hàng ít nhất bị ảnh hưởng bởi một mẩu quảng cáo online trong vòng 12 tháng trở lại đây. |
Mạng xã hội có tiềm năng biến khách hàng thương hiệu thành fan hâm mộ của thương hiệu và có khả năng tác động đến nhu cầu mua hàng trong tương lai và góp phần tăng doanh số bán hàng. Trong khi đó, TVC Online, hình thức quảng cáo được dự đoán là người soán ngôi của quảng cáo truyền hình (TVC) vì kết hợp khôn khéo giữa các điểm mạnh của TVC với lợi ích từ quảng cáo internet.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi ngày hoàng kim của TVC Online cũng như mạng xã hội thì việc thống nhất hoặc kết hợp được tất cả các kênh truyền thông là giải pháp khôn ngoan hơn cả. Theo đó, bạn sẽ không để lọt khách hàng và quan trọng hơn, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm sự thống nhất hình ảnh, thông tin của sản phẩm hoặc chương trình trên các kênh quảng bá.
Chẳng hạn, trong các quảng cáo truyền hình, nên thêm một hashtag Twitter hay địa chỉ website để khuyến khích khách hàng tweet. Ngay cả trên các đài phát thanh, cũng nên đề cập đến một hashtag hay một đường link website để thu hút khách hàng tham gia cuộc trò chuyện liên quan đến chiến dịch quảng cáo hoặc sự kiện đặc biệt của nhãn hàng.
Trong khi đó, đối với quảng cáo báo in, tạp chí, cũng nên kết nối người tiêu dùng hướng khách hàng đến các kênh quảng cáo khác như mạng xã hội hoặc website công ty. Trong chiến dịch tài trợ cho Olympic, hãng General Electric (GE) đã theo kết hợp các kênh truyền thông xã hội Twitter, Facebook và truyền hình NBC.
Ngoài ra, GE đã phát động chiến dịch HealthyShare để khuyến khích học viên tăng cường sức khỏe hoạt động. Đến nay, Facebook của GE có hơn 900.000 lượt like; Twitter có hơn 117.000 người theo và hơn 58.000 tin nhắn tweet…
Theo DNSG *