Việc khởi động chiến dịch thay đổi thương hiệu thành công có vẻ giống như một nhiệm vụ ghê gớm và đáng sợ, đặc biệt là nếu bạn suy nghĩ về những nguy cơ tiềm ẩn với thứ hạng SEO của bạn. Dưới đây là 7 bước cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi một cách suôn sẻ. Doanh nghiệp của bạn sẽ cảm ơn bạn khi SEO của bạn không bị giảm nhiều ngay sau khi giới thiệu thương hiệu mới của bạn.
Hãy đọc 7 bước dưới đây để tìm ra các bước bạn nên dùng đầu tiên khi cân nhắc việc xây dựng lại thương hiệu.
1. Cố gắng giữ tên miền gốc của bạn
Đây là cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi thương hiệu; nó làm cho quá trình đơn giản và không làm tổn hại thứ hạng SEO của bạn. Thông thường tên một công ty là chính xác những gì cần phải được thay đổi để cung cấp cho doanh nghiệp của bạn một sự khởi đầu mới. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn hiểu rằng nếu bạn quyết định thay đổi tên miền của bạn, bạn sẽ có nguy cơ mất đi nhiều lưu lượng truy cập tìm kiếm.
Nếu bạn cảm thấy bạn có thể thực hiện những thay đổi, hãy đọc các bước tiếp theo về việc giữ gìn nội dung ban đầu của bạn và không bỏ qua việc chuyển hướng.
Bạn cũng có thể đọc bài viết này để tìm hiểu thêm các bước cần thiết để thực hiện khi thay đổi tên miền của bạn.
2. Duy trì nội dung hiện tại của bạn bất cứ khi nào có thể
Nếu bạn muốn cải tiến hoàn toàn tên doanh nghiệp và trang web của bạn, hãy cố gắng duy trì nội dung gốc của bạn tốt nhất có thể. Nếu bạn cảm thấy bạn muốn tạo ra nội dung mới, hãy cố gắng duy trì nội dung cũ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị mất quyền tác giả và authority của mình và do đó sẽ ngăn chặn việc thứ hạng của bạn bị giảm. Đừng bỏ qua những điều đơn giản như phông chữ và tiêu đề của bạn; duy trì những chi tiết nhỏ có thể tạo ra một sự khác biệt lớn khi nói đến SEO.
Đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về việc cải tiến điều hướng trang web của bạn để tối ưu hóa SEO.
3. Hãy duy trì trang web cũ của bạn trong một thời gian ngắn
Việc duy trì trang web cũ của bạn trong bao lâu là một điểm gây tranh cãi trong thế giới rebrand SEO. Một số chuyên gia khuyến cáo bạn nên gữ nó một vài ngày, trong khi những người khác nói rằng nó không làm tổn hại nếu bạn duy trì nó vĩnh viễn. Có vẻ như bạn phải đưa ra quyết định dựa trên những gì bạn có và những gì sẽ làm việc tốt nhất cho công ty của bạn.
Việc loại bỏ nó mãi mãi sẽ đòi hỏi nhiều thời gian của bạn bởi có rất nhiều vấn đề xảy ra. Một số chủ doanh nghiệp đề nghị giữ lại để không bị mất các URL và trong trường hợp bạn muốn sử dụng lại hoặc xem xét lại trang web.
Tuy nhiên có một số có thể đồng ý là không gỡ bỏ trang web cũ của bạn ngay sau khi nó vừa mới ra mắt. Có thể sẽ mất vài ngày để máy chủ nhận ra địa chỉ IP mới. Điều này có nghĩa là nếu bạn xóa trang web cũ của bạn sau 24h, bạn có thể hủy hoại tất cả những công việc khó khăn của bạn. Nó sẽ không gây tổn hại đến bất cứ điều gì nếu bạn giữ lại nó trong khoảng từ 3-7 ngày, vì vậy đừng ấn nút “delete” quá nhanh.
4. Sử dụng chuyển hướng một cách chính xác
Bạn nên chuyển hướng tất cả các trang từ trang web cũ của bạn vào trang tương ứng của trang web mới của bạn để tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng. Điều này có thể rất dễ dàng hoặc khá phức tạp, tùy thuộc vào cấu trúc URL của bạn. Nó là dễ dàng nhất nếu bạn duy trì các trang web tương tự và cấu trúc URL. Nếu đây là những gì bạn đã làm, bỏ qua phần còn lại của đoạn này và chuyển sang bước tiếp theo.
Nếu trang web của bạn có các trang khác nhau và cấu trúc URL khác, nó sẽ làm cho mọi thứ phức tạp hơn một chút. Bởi vì bạn không thể chuyển hướng chính xác các trang cũ sang trang mới trên trang web mới, bạn sẽ cần phải chuyển hướng chúng đến trang phù hợp nhất trên trang web mới của bạn. Hubspot khuyến cáo có thể sử dụng mã này:
Mã:
Redirect 301 /old-sample-page.html http://www.newdomain.com/new-sample-page.html
Redirect 301 /old-sample-page-2.html http://www.newdomain.com/new-sample-page-2.html
Họ đề xuất việc tạo ra một bảng tính với các URL của trang web cũ trong một cột và các URL của trang web mới trong một cột khác. Nó khá tốn thời gian, vì vậy hãy ưu tiên và bắt đầu với những trang đang tạo ra lưu lượng truy cập nhiều nhất. Chúng tôi đã thử điều này và thấy rằng nó hoạt động rất tốt khi bạn làm như thế.
5. Cố gắng giữ cùng cấu trúc URL
Nếu bạn làm điều này, chuyển hướng của bạn khá đơn giản. Tất cả bạn cần là chuyển hướng trang web của bạn từ trang web cũ sang các trang tương tự trên trang web mới. Theo Hubspot, tất cả các bạn sẽ cần phải làm điều này với một vài dòng code. Họ khuyên bạn nên sử dụng như bên dưới:
Mã:
RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^olddomain.com$ [OR]
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.olddomain.com$
RewriteRule (.*)$ http://www.newdomain.com/$1 [R=301,L]
6. Hãy bắt đầu lan truyền thương hiệu mới của bạn
Hãy đảm bảo rằng bạn đã cập nhật tất cả các trang web truyền thông xã hội của bạn. Tùy thuộc vào các nền tảng truyền thông xã hội, điều này có thể đơn giản hoặc là một thách thức lớn. Có một số điều cần lưu ý khi thay đổi thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội:
– Facebook chỉ cho phép bạn thay đổi tên trang của bạn và URL một lần. Chỉ một lần. Vì vậy, hãy quyết định thật sáng suốt để thực hiện thay đổi.
– Có rất nhiều ID mà không được sử dụng trên Twitter, vì vậy hãy vươn người ra phía trước để xem liệu bạn có thể lấy nó.
– LinkedIn là một trang web dễ dàng để đối phó khi thay đổi thương hiệu, trừ khi ai đó đã có tên công ty của bạn. Nếu vậy, bạn cần phải thay đổi tên công ty của bạn (suy nghĩ về việc giữ lại tên cũ nhưng thêm vào một dòng giới thiệu sau nó). Để thay đổi các URL, bạn phải liên hệ trực tiếp LinkedIn.
Bài viết này đi vào chi tiết hơn về cách để cập nhật các trang web phương tiện truyền thông xã hội. Ngoài ra, bạn có thể xem hướng dẫn này để tìm hiểu cách để cải thiện sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội của bạn.
Ngoài việc cập nhật nền tảng xã hội của bạn, hãy lan truyền thương hiệu mới của bạn thông qua thông cáo báo chí, thông báo email, guest posts và các hình thức quảng cáo trực tuyến khác. Việc thúc đẩy thương hiệu mới của bạn chỉ có thể giúp bạn, vì vậy đừng tiết kiệm tiền trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, hãy tìm hiểu thị trường của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra lưu lượng truy cập và thứ hạng cho trang web mới của bạn để chắc chắn rằng bạn đã không mắc phải sai lầm khi thay đổi thương hiệu và cũng là để bạn có thể khắc phục nhanh chóng những sai lầm đó nếu mắc phải.
7. Đừng quên trang web di động của bạn
Tiếp thị thông qua các thiết bị di động là phổ biến. Đừng bỏ qua trang web di động của bạn khi thay đổi thương hiệu. Hãy chắc chắn rằng trang web mới của bạn là mobile friendly.
Hãy xem bạn nhận được bao nhiêu lưu lượng truy cập từ các thiết bị di động. Nếu lượng truy cập bạn nhận được là đa số từ các thiết bị di động, bạn có thể suy nghĩ đến việc ra mắt trang web di động của bạn. Tuy nhiên, nếu không, bạn có thể tập trung vào trang web chính của bạn và sau đó tập trung vào việc tạo ra một phiên bản tương đương cho điện thoại di động.
Hy vọng rằng, ý tưởng rebrand của công ty bạn sẽ bớt khó khăn hơn. Đừng ngại để làm điều đó, chỉ cần đảm bảo rằng bạn đặt thời gian và nỗ lực cần thiết để làm cho những nỗ lực đó thành công.
Bạn đã có kinh nghiệm với rebrand? Những bước nào có thể đảm bảo profile kinh doanh mới được thành công? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn.
Theo Thế giới SEO