Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Âm thầm gánh khủng hoảng

Trong khi ở một số quốc gia đang phát triển luôn đề cao vai trò của khu vực kinh tế nhà nước thì Chủ tịch FED Ben Bernanke lại đưa ra một nhận định dù không mới nhưng cũng đủ để chỉ ra định kiến thiên lệch giữa các thành phần kinh tế: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.

Chúng ta cần suy nghĩ một cách thấu đáo rằng làm cách nào để môi trường kinh doanh hiện nay của chúng ta có thể mang lại những hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ tăng gia sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm.

 

dgdfh

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự là xương sống cho sự sáng tạo và khéo léo của người Mỹ, cũng như của bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Khu vực kinh tế này, có thể là những người bán hoa, thợ kim hoàn, chủ cửa tiệm, hiệu thuốc…, là một nguồn lực quan trọng tạo công ăn việc làm và hình thành nên những mạch kinh tế dù nhỏ song lại vô cùng cần thiết cho cộng đồng dân cư địa phương.

Định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi quốc gia sẽ có những công cụ đánh giá riêng. Như ở Mỹ, thường những doan nghiệp sử dụng dưới 20 lao động được coi là nhỏ. Hay ở Việt Nam, theo nghị đinh số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ,doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ (sử dụng dưới 10 lao động), nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp – tiêu chí ưu tiên) hoặc số lao động bình quân năm (tùy theo ngành, lĩnh vực, nhưng doanh nghiệp nhỏ sử dụng tối đa không quá 50 lao động, doanh nghiệp vừa sử dụng không quá 300 lao động).

Theo Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ, 4,4 triệu doanh nghiệp (chiếm 88,3% tổng số doanh nghiệp ở Mỹ) sử dụng dưới 20 nhân công. Ngược lại, chỉ có khoảng 0,1% doanh nghiệp Mỹ sử dụng trên 2.500 lao động. Do đó, dù chỉ mang chữ “tiểu” (nhỏ), thì các doanh nghiệp này vẫn là “động mạch chủ” cung cấp sức sống cho nền kinh tế địa phương cũng như toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Cũng giống như khi một bác sĩ kiểm tra mạch của bệnh nhân để đo lường sức khỏe của quả tim, kiểm tra “động mạch chủ” chính là một chỉ báo quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế.

Trong khi đó, tại Anh Quốc, lãnh đạo các doanh nghiệp và cả Phòng Thương mại Anh đã thúc giục Mark Carney- tân Thống đốc Ngân hàng Anh mới nhậm chức được một ngày – “bơm” 1 tỷ bảng với lãi suất ưu đãi vào nền kinh tế như một phần của chương trình nới lỏng định lượng để kích thích kịp thời các doanh nghiệp nhỏ phục hồi trước khi quá trễ.

Tuy nhiên, không phải ở quốc gia nào doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có tiếng nói ngang nhau. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, nơi khu vực kinh tế này đặc biệt phổ biến với tính chất kinh tế nông nghiệp còn phổ biến và đời sống người dân còn nhiều khó khăn, ẩn dưới sự tăng trưởng thần kỳ và những chỉ số đầy lạc quan ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, hiện tượng doanh nhân tự tử lại trở nên phổ biến. Trong cuộc khủng hoảng tín dụng từ năm 2011, chỉ tính riêng ở Ôn Châu – từng là biểu tượng một thời cho sự vươn lên của một Trung Quốc mới, khoảng 100 nhà quản lý hay những người đứng đầu các công ty tư nhân đã tuyên bố phá sản, biến mất hoặc tự tử, để lại khoản nợ dai dẳng không dưới 1,6 tỷ USD. Giáo sưLarry Lang thuộc Đại học danh giá Trung Văn tại Hong Kong đã ví von mỗi tỉnh thành Trung Quốc đại lục chẳng khác gì một “Hy Lạp phương Đông”.

Ngày 17/4, tại hội nghị tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạmcủa Công an TP.HCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an thành phố cho biết so với 3 tháng đầu năm ngoái, phạm pháp hình sự ở TP.HCM tăng đến 54,7%. Ông Minh cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do kinh tế khó khăn, một bộ phận dân nhập cư không có việc làm đã trở thành tội phạm có tính chất cơ hội.

Ở một góc khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang vật lộn để tự tìm đường sống cho mình, trong khi chính sách hỗ trợ được triển khai một cách lẻ tẻ và thiếu hiệu quả. Sống trong lo âu một ngày đẹp giời nào đó sẽ xuất hiện những “hóa đơn” ngất ngưởng, môi trường kinh doanh trở nên ngột ngạt, những doanh nghiệp vừa và nhỏ đứt hơi gãy cánh liên tục. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cảnh báo tuy tư nhân là khu vực kinh tế năng động và hiệu quả nhất nhưng lại có đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực này phá sản. Trong khi đó, theo Bộ Công thương, chỉ tính riêng trong năm 2012, chỉ có trên 15.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, ngừng hoạt động trên tổng số hơn 260.000 doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hiện tượng nêu trong báo cáo của VCCI xuất phát từ một nguyên nhân không nhỏ là nguồn lực quốc gia hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được nguồn lực này. Bà dẫn chứng ngay cả gói kích cầu được đưa ra thì cũng chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được. Bà khẳng định: “Chính môi trường kinh doanh không bình đẳng đã tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam ngày càng bị teo tóp.”

Có thể thấy, khủng hoảng không phải yếu tố bất lợi duy nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí đôi khi, chính khủng hoảng là điểm nút buộc doanh nghiệp phải có bước nhảy thực sự để đạt đến chất và lượng mới. Thế nhưng, những “nhát chém chí mạng” đến từ phương thức quản lý vĩ mô, sự công bình và thông tin minh bạch từ cấp trên cao luôn khiến cho khu vực này ở trong tình thế chênh vênh nhất.

Theo SM Kinh tế

Tin liên quan