1. Bước đầu tiên bạn cần làm rõ mục tiêu kinh doanh, trong đó nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết. Càng hiểu rõ về thị trường, đồng nghĩa khả năng thành công càng lớn. Bạn cần trả lời được 5 câu hỏi: What? When? Where? Who? và How? Bạn cần xác định rõ rằng bạn kinh doanh cái gì, giá trị cốt lõi của nó là gì, thời điểm gia nhập thị trường, bán ở đâu và bán cho ai; cuối cùng là khách hàng cảm thấy thế nào về sản phẩm của bạn?
2. Với việc kinh doanh này, bạn và thương hiệu của bạn sẽ trở nên như thế nào trong tương lai? (có hạn định). Nếu mục tiêu chỉ là vấn đề lợi nhuận trước mắt thì bạn nên dừng lại việc đầu tư cho phát triển thương hiệu.
3. Kiên trì theo định hướng và luôn là chính mình. Đây chính là vấn đề về bản sắc và định vị thương hiệu. Làm thương hiệu mọi lúc, mọi nơi, mọi cách. Và nên nhớ: nói cùng một giọng.
4. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đơn giản, ý nghĩa, khác biệt. Thân thiện để dễ dàng đi sâu vào tâm trí khách hàng.
5. Đăng ký bảo hộ ngay khi có thể.
6. Xây dựng một hệ thống quy trình phát triển và bảo vệ thương hiệu hợp lý và chi tiết. Ban hành đến từng nhân viên và phải được thấm nhuần.
7. Chọn Slogan hoặc một tuyên ngôn về sứ mệnh /tầm nhìn có chiều sâu, ý nghĩa, truyền tải thông điệp phù hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên nếu chưa chọn được một câu slogan thật sự hay thì không có cũng không sao.
8. Có 4 công cụ chính có thể giúp bạn: Sales – Bán hàng; Advertising – quảng cáo; Marketing – tiếp thị; PR – quan hệ công chúng. Bạn có thể áp dụng riêng rẽ hoặc kết hợp nhưng phải thông minh, phù hợp từng giai đoạn, hoàn cảnh.
9. Thương hiệu đại diện cho sản phẩm hay dịch vụ nào đó, vì thế việc lựa chọn chiến lược thương hiệu phải được xem xét rõ ràng, cụ thể và có những phương án phát triển khác nhau. Các bước đi phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Nói cách khác, bạn hãy là chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
10. Hãy thân thiện và vui vẻ với tất cả: khách hàng, đối tác, công chúng.
Gamma NT