Những câu hỏi cho người làm Content marketing

Chúng ta phải thay đổi tiếp cận của tiếp thị nội dung theo nhiều hướng khác nhau với bây giờ. Đó là phải từ quan điểm của người dùng. Và quan trọng hơn trước khi đến được tương lai như kỳ vọng thì người làm Content Marketing phải trả lời cho những câu hỏi quan trọng sắp đề cập.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi chiến lược nội dung không tốt sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp. Chuyên gia về CRO (conversion rate optimization) Tim Ash đã giải đáp nhiều vấn đề mà các tổ chức Marketing đang gặp phải. Người dùng thường tìm tòi trên Internet trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm và dịch vụ. Theo kinh nghiệm của Tim, 60-80% hành trình mua sắm điển hình của một khách hàng hiện nay diễn ra trên mạng nhưng thiếu sự hỗ trợ.

Đã qua rồi cái thời doanh số có được từ “ngôi sao” bán hàng và tiếp tục xây dựng mối quan hệ bền vững. Nếu như người dùng muốn có thông tin theo cách riêng của họ và công nghệ hiện thực được chuyện đó thì chỉ số CRO sẽ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.

Trong thế giới Marketing nội dung, “lịch phủ sóng” sẽ sản xuất theo kế hoạch dự kiến. Làm thế nào để có nhiều bài blog/báo cáo/video trong tháng này? Có bao nhiêu chuyên mục tham gia vào? Bao nhiêu hệ thống phân phối nội dung được ghi nhận? Tổ chức được bao nhiêu hội thảo trực tuyến? Làm thế nào tận dụng nội dung hiện có để thu hút được nhiều sự chú ý nhất có thể bằng cách thay đổi định dạng hơi khác đi?

Chúng ta đang lo lắng liệu lịch trình biên tập hoặc các chỉ số đo lường nội dung có tác động lên diện rộng hay không. Thậm chí chúng ta – cố tình – liên kết kết quả thu được với các chỉ số một cách thô thiển để ước tính giá trị của truyền thông đã tạo ra!

Không dễ dàng như vậy! Còn rất lâu để tiếp thị nội dung có thể hoàn toàn nhiệm vụ làm cho trải nghiệm trực tuyến của người dùng thực sự liền mạch.

 

Vấn đề thực sự nằm ở website?

Website là đầu mối của nhiều quyết định. Chúng ta có thể dành ít phút trên một trang web nhưng lại trao đổi trực tiếp người với người, nghiên cứu các tài liệu tải về, rà soát hộp thư điện tử thì lâu hơn rất nhiều. Chúng ta dành nhiều thời gian “sống” với đời thực hơn là tới lui trang web cụ thể. Dù khi có nhu cầu, sự tập trung của chúng ta luôn luôn ở các trang web hữu hình và có uy tín.

Với nội dung trợ giúp nên xây dựng theo từng bước nhỏ và giúp người dùng ra quyết định chắc chắn. Bên cạnh đó cũng nên nắm bắt được những lý do tại sao khách hàng không ghé thăm trang web là gì.

Chú trọng phần cuối của quá trình mua hàng quá mức?

Chặng cuối của quá trình mua hàng là phần hấp dẫn nhất vì nó cho phép chúng ta có thể trực tiếp xác định được nhuận thu được lượng truy cập.

Nhưng nếu xem xét ở góc độ người dùng, chúng ta thấy rằng có quá ít nội dung trải đều các giai đoạn mua hàng như xác định nhu cầu, so sánh, hoặc tùy biến lựa chọn phù hợp với sở thích. Và đây chính là điểm mà các Marketer nội dung cần tập trung. Bằng cách mang lại lợi ích cho người dùng ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể chiếm được lòng trung thành của họ và vượt qua các đối thủ cạnh tranh bởi lợi thể người đi trước trước.

Thực sự hiểu động lực người dùng ghé thăm website và họ muốn gì?

Đây chính là vấn đề trọng tâm Content Marketing nói riêng và Digital Marketing nói chung. Nhìn chung các tổ chức có cái nhìn “chủ quan” bởi thế không ngạc nhiên khi nội dung có xu hướng thể hiện “ý chí” của công ty thay vì của người dùng. Vậy làm thế nào hòa mình với thế giới bên ngoài?

Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức cần tập trung vào vai trò của những người ghé thăm webiste và dự đoán các nhiệm vụ cụ thể, vấn đề mà họ đang cố gắng để giải quyết là gì. Đôi khi cần phải tạo ra các kịch bản cụ thể với từng thể loại người dùng, mô tả những thao tác quan trọng mà người dùng có thể thực hiện trên website.

Cần nhất là mục đích của mỗi kịch bản thực hiện được trên website hiện tại và phù hợp với định hướng Content Marketing hay không. Đừng mong rằng sự rời rạc tạo nên điều ý nghĩa và cũng đừng nghĩ rằng những gì bạn cho là hiển nhiên thì người dùng sẽ chấp nhận trong quá trình trải nghiệm của họ. Người dùng luôn có lý lẽ riêng, cho dù có hạn chế về kiến thức chuyên môn thì sự đồng cảm của công ty với họ cũng cần được thể hiện.

Nội dung có dễ dàng tiếp cận?

Một trong những sai lầm phổ biến thường thấy đó là xây “rào chắn” với các nội dung. Cụ thể là, người dùng muốn có được nội dung họ cần khi họ điền xong biểu mẫu thu thập thông tin. Vô tình làm hạn chế tính lan truyền nội dung khi người dùng muốn chia sẻ.

Đó là thể hiện nóng vội và đòi hỏi quá nhiều thông tin ở bước đầu của tiến trình quyết. Không dễ thuyết phục người dùng chấp nhận đề nghị điền thông tin bởi lý do ngầm hiểu “có qua có lại”. Họ tải về e-book của bạn không có nghĩa là họ muốn nhận cuộc gọi hay email từ đội ngũ bán hàng. Chỉ đến điểm cuối của quá trình mới biết được ai mới thực sự là khách hàng tiềm năng.

Trong cuốn “Landing Page Optimization” của Tim, ông có để cập đến 2 nguồn tiếp nhận thông tin của người dùng là Form-Field (*). Vấn đề đặt ra là: “Liệu thông tin này có thực sự cần thiết để hoàn tất giao dịch hiện tại?”. “Nếu bạn trả lời – không – thì những Form-Field này không nên tồn tại vì nó cản trở người dùng tiếp cận nội dung bạn muốn chia sẻ.”

Cần thận trọng trong việc phát hành những nội dung chất lượng cao và hỏi thông tin càng ít càng tốt.

Hãy thực sự mang lại hiệu quả

Để hiệu quả nhóm sáng tạo nội dung và tối ưu hóa cần hợp tác chặt chẽ với nhau vì người dùng và hành trình của họ theo từng giai đoạn. Điều đó phải dựa trên nền tảng là thực sự quan tâm cụ thể của khách hàng, và có thể trải nghiệm hoàn toàn trên website. Làm được như vậy, trên vách tường của bộ phận Content Marketing đừng ngần ngại viết lên công thức kiếm tiền: CRO + CM = $.

 

Theo marketingland.com

Tin liên quan