5 bí quyết email marketing tạo sự khác biệt so với đối thủ

Tuy nhiên, Phil Frost – chuyên gia marketing, nhà sáng lập, COO của Công ty digital marketing Main Street ROI – cho rằng: “Người tiêu dùng đang bị “khủng bố” bởi quá nhiều email bán hàng, nên email marketing của bạn rất dễ bị lẫn vào mớ hỗn độn đó”. Để tạo ra sự khác biệt so với nhiều đối thủ khác, theo chuyên gia marketing Phil Frost có 5 bí quyết email marketing sau đây bạn cần nắm rõ:

1. Lên kế hoạch nội dung cụ thể

Nội dung được ví như “vua”. Vì thế, những email tiếp thị, thư thông báo (newsletter) và nhiều hình thức kết nối tương tự với khách hàng cần phải mang nội dung hữu ích, phong phú và truyền đạt một cách rõ ràng thông điệp của bạn và thương hiệu. Để giữ cho email marketing luôn đi đúng hướng, đừng quên lên kế hoạch nội dung cụ thể.

Một kế hoạch nội dung phải hướng đến 7 yếu tố marketing chính: ai, cái gì, tại sao, ở đâu, như thế nào, bao nhiêu và bao nhiêu lần.

Trước hết, hãy xác định đối tượng nhận email hoặc khách hàng lý tưởng của bạn và suy nghĩ về cách mà sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giải quyết những vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của họ. Sau đó, sử dụng thông tin này để quyết định phương thức sao cho email marketing có thể truyền tải một cách tốt nhất thông điệp đến người nhận.

Đồng thời, hãy căn cứ vào mức độ tương tác để thiết lập lịch trình gửi email cụ thể cho mỗi khách hàng. Ví dụ, bạn có thể gửi một email ngắn để cảm ơn sau khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, gửi thông tin về những điểm độc đáo đặc trưng của thương hiệu trong tuần đầu tiên, sau đó là những newsletter mang tính định hướng, cập nhật tin tức liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và những chương trình khuyến mãi đặc biệt từ 1 – 4 lần/tháng.

Hãy thiết kế sẵn một bản mẫu dành cho newsletter, trên đó thể hiện rõ số lượng trang, số lượng bài viết, độ dài của mỗi mẩu tin… để căn cứ vào đó thực hiện mỗi newsletter cụ thể. Tạo chủ đề chính cho mỗi newsletter và nội dung cần bám sát vào chủ đề đó.

Việc gửi newsletter cũng cần được thực hiện dựa trên một lịch trình cụ thể để người nhận không cảm thấy quá bị động.

2. Cá nhân hóa thông điệp

Không ai thích đóng vai trò như một khách hàng vô danh, vì thế, hãy cá nhân hóa thông điệp của bạn càng nhiều càng tốt, và hãy nghiên cứu kỹ về đối tượng mà bạn sẽ gửi email bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

– Họ thích/không thích gì?
– Họ mong muốn điều gì?
– Họ là khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ một cách ngẫu nhiên hay đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng?
– Họ có bao nhiêu kiến thức về sản phẩm mình đang sử dụng?
– Điều gì cản trở những khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn và làm thế nào bạn có thể vượt qua những trở ngại đó?

Hãy kết hợp các công cụ theo dõi và nghiên cứu khách hàng để thu thập thông tin càng nhiều càng tốt, và điều quan trọng nữa là hãy kiên nhẫn. Sau một thời gian, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về khách hàng và cách để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

 

3. Tối ưu hóa nội dung trên thiết bị di động

Khách hàng ngày nay thường sử dụng đồng thời nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và họ muốn những trải nghiệm đối với thương hiệu cũng phải theo kịp xu hướng đó. Việc tối ưu hóa chiến lược email marketing trên thiết bị di động có thể gia tăng đáng kể tỷ lệ mở trang, tỷ lệ nhấp chuột và giảm thiểu việc hủy theo dõi (unsubscribes).

Hãy chọn kiểu thiết kế email đơn giản, mượt mà để có thể hiển thị tốt trên các màn hình nhỏ. Tránh sử dụng phần mềm Adobe Flash cũng như các yếu tố kém thân thiện với di động. Đồng thời, các nhà tiếp thị cũng nên tìm hiểu và áp dụng các công nghệ thiết kế có thể tự động tối ưu hóa hiển thị cho mọi thiết bị.

4. Mang đến những thông tin, kiến thức hữu ích

Tập trung quá nhiều vào việc tiếp thị sản phẩm dễ khiến người nhận email không thiện cảm với thương hiệu. Thay vào đó, hãy đem đến những thông tin, kiến thức hữu ích về sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn như cách sử dụng tốt nhất một sản phẩm cụ thể: những ý tưởng sử dụng sản phẩm theo cách hoàn toàn mới, những gợi ý nâng cấp, cải tiến sản phẩm…

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đến những chủ đề có ý nghĩa đối với khách hàng lý tưởng. Ví dụ, nếu kinh doanh mặt hàng xe đẩy cao cấp dành cho các cặp vợ chồng trẻ, bạn có thể chuyển tải các nội dung về chủ đề đi du lịch cùng trẻ nhỏ, cách tổ chức các kỳ nghỉ gia đình, cách tìm kiếm dịch vụ giữ trẻ chất lượng…

Lưu ý, đừng để nội dung email quá xa rời sản phẩm/dịch vụ vì điều này có thể khiến màu sắc thương hiệu bị “loãng” đi. Tuy nhiên, việc thỉnh thoảng đề cập đúng những mối quan tâm “ngoài lề” có thể giúp củng cố niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.

5. Theo dõi kết quả

Theo dõi kết quả là cách duy nhất để biết được việc phân tích thị trường, kế hoạch email marketing, các nội dung hữu ích được tối ưu hóa trên thiết bị di động… có đem lại hiệu quả hay không. Sự kết nối với người nhận chính là thước đo tốt nhất để xác định sự thành công của chiến lược email marketing. Để xác định mức độ kết nối này, hãy trả lời các câu hỏi:

– Khách hàng có mở email?
– Nếu có, họ có nhấp vào các đường dẫn để tìm hiểu thêm?
– Việc hủy theo dõi thường xảy ra sau một số lượng email nhất định?
– Khách hàng có chuyển tiếp các newsletter cho bạn bè hoặc chia sẻ các bài viết lên mạng xã hội?
– Khách hàng có trả lời email bằng cách đặt câu hỏi hoặc gửi phản hồi cụ thể?

Nếu chiến lược email marketing của bạn không đem về hiệu quả như mong muốn, hãy thay đổi nội dung, cách thiết kế hoặc tần suất gửi và chờ một thời gian để đánh giá hiệu quả của cách thức mới.

Tuy nhiên, điều chỉnh mọi thứ cùng lúc có thể cải thiện kết quả nhưng bạn sẽ khó biết được sự điều chỉnh cụ thể nào dẫn đến kết quả khả quan. Thay vào đó, hãy theo dõi và thay đổi từng yếu tố cần thiết sau mỗi vài tháng để có được một chiến lược email marketing mang hiệu quả dài hạn. 

 

Tham khảo:

>> Dịch vụ Email Marketing

 

Theo DNSG

Tin liên quan