Băng thông là gì?

Băng thông tên quốc tế là Bandwidth. Thuật ngữ này dùng để chỉ lưu lượng của tín hiệu điện được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây là bao nhiêu. Khái niệm Bandwidth (the width of a band of electromagnetic frequencies – dịch nôm na là độ rộng của một dải tần số […]

Băng thông tên quốc tế là Bandwidth. Thuật ngữ này dùng để chỉ lưu lượng của tín hiệu điện được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây là bao nhiêu.

Khái niệm Bandwidth (the width of a band of electromagnetic frequencies – dịch nôm na là độ rộng của một dải tần số điện từ), đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền, hay chuyên môn một chút, là độ rộng (width) của một dải tần số mà các tín hiệu điện tử chiếm giữ trên một phương tiện truyền dẫn.

Nói chung, bandwidth đồng nghĩa với số lượng dữ liệu được truyền trên một đơn vị thời gian. Bandwidth cũng đồng nghĩa với độ phức tạp của dữ liệu đối với khả năng của hệ thống. Ví dụ, trong 1 giây, download 1 bức ảnh sẽ tốn nhiều bandwidth hơn là download 1 trang văn bản thô (chỉ có chữ).

Trong lĩnh vực viễn thông, bandwidth biểu diễn cho tốc độ truyền tải dữ liệu (tính theo bit) trên một giây (thường gọi là bps). Vì thế, một modem với 57,600 bps (thường gọi là 56K modem) có bandwidth gấp đôi so với 28,800 bps modem.

Trong lĩnh vực lưu trữ website, thuật ngữ “băng thông” thường được sử dụng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà bạn được phép trao đổi (bao gồm upload và download) qua lại giữa website (hoặc server) và người sử dụng trong một đơn vị thời gian (thường là tháng), bao gồm: dữ liệu được tải về từ host như khi có người truy cập đến website của bạn, và dữ liệu được tải lên host như khi thực hiện tải mã nguồn lên… Trong 1 tháng, nếu như website có lượng bandwidth vượt quá giới hạn được phép thì sẽ không hoạt động được nữa, do vậy, cần phải tiết kiệm bandwidth một cách hợp lý, đảm bảo cho website của bạn hoạt động liên tục, ổn định.

* Các nguyên nhân làm hao tốn băng thông?

– Download/Upload: truy cập website, download file, upload mã nguồn… cũng làm hao hụt băng thông.

– Bị ăn cắp băng thông (hotlink), khi một website khác hiển thị hình ảnh từ website của bạn điều này sẽ làm mất băng thông của bạn.

– Website có dung lượng lớn (có nhiều file hình ảnh, âm thanh, flash) thì mỗi lượt truy cập sẽ tốn nhiều băng thông hơn so với website chỉ chứa text đơn giản.

– Search engine: hàng ngày google crawl website của bạn hàng chục lần thậm chí đến hàng ngàn lần nếu website hay cập nhật thông tin. Và mỗi lần như vậy sẽ quét toàn bộ link trong website, việc này tốn băng thông không khác nào người truy cập thường. Ngoài ra còn có các search engine khác cũng thực hiện crawl như google.

– Bị tấn công DoS/DDoS: việc này làm tăng truy cập vào website khiến bị tốn nhiều băng thông.

(TH)