3 lý do làm hỏng trang web của bạn

DN bạn đã có Website với giao diện tốt về thiết kế với đầy đủ tiện ích, tuy nhiên, bạn vẫn không thể hiểu vì sao DN của bạn vẫn thất bại trong việc thu hút những khách hàng mới. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn một vài nguyên nhân của thất bại này và cách khắc phục.

Hiện nay có khoảng 700 triệu trang web, nhưng hầu hết chúng ta chỉ chú ý đến một phần nhỏ trong trang web, thường lướt qua những mục yêu thích và chỉ trung thành với những trang web quen thuộc.

Theo khảo sát của Marketing Grader trên hàng triệu trang web, kết quả cho thấy có đến 72% các trang web thất bại trong việc thu hút những khách hàng mới. Những người làm công tác tiếp thị đang đặt ra một câu hỏi “tại sao lại có rất nhiều trang web thất bại trong một thời gian ngắn được lập ra?”

Mặc dù các trang web được giới thiệu cách đây 20 năm vẫn còn những chức năng trên mô hình cũ được thiết lập từ những năm 1990. Hầu hết những trang web ngày nay lại hoạt động như những tài liệu quảng cáo kỹ thuật số. Ngay cả khi một trang web có giao diện tốt về thiết kế, tiện ích thì giá trị cốt lõi của nó là thực hiện công việc tiếp thị và chiến lược của nhà lãnh đạo. Tôi cho rằng rất nhiều công ty cần chú ý đến việc người tiêu dùng đang tìm kiếm một trang web mà có thể chuyển tải những nhận xét cá nhân để họ có thể tham khảo và tích lũy kinh nghiệm.

3 điều sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cải thiện trang web của mình:

1. Các trang web hoạt động như một tài liệu trực tuyến

Bạn đã dành tất cả thời gian và tiền bạc để xây dựng một trang web thật đẹp, có thể tối ưu hóa cho việc tìm kiếm. Ngay cả với 1 chiến lượt SEO được đầu tư thiết kế thân thiện, nhưng lưu lượng khách hàng truy cập lại thấp và điều này sẽ không đưa trang web của bạn phát triển.

Doanh nghiệp của bạn sẽ thấy những lợi ích khi bạn biến trang web thành một máy tiếp thị thương hiệu với sự chào giá tốt, sản phẩm hấp dẫn, những câu chuyện xã hội mang tính thời thượng và cả một đội ngũ tư vấn viên online chuyên nghiệp có thể đem lại những thông tin hữu ích cho khách hàng.

Trang web Take Desk.com là một ví dụ cho trường hợp này, công ty đã có 1 trang web đẹp với nhiều thông tin sản phẩm đa dạng nhưng đại diện bán hàng lại không thể chia sẻ được thông tin đến khách hàng. Sau khi họ tham gia một khóa đào tạo thì mọi việc đã thay đổi 1 cách nhanh chóng. Họ đã phát triển trang web của họ thành 1 nguồn thư viện có đầy đủ những nội dung hữu ích,có giá trị được sàng lọc từ những trang web và thực hiện cả việc cho phép bạn viết blog. Tất cả những nổ lực đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển số lượng khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp.

2. Hầu hết các trang web được thiết kế theo lối cũ

Trang web của một số công ty đôi khi được lập ra và sau đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên vì không được cập nhật thông tin mới. Mặc dù nhiều công ty đã bắt đầu đầu tư vào việc tiếp thị nội dung, vì họ cho rằng nội dung cộng với giao diện sẽ chuyển tải những thông tin cần thiết ảnh hưởng đến việc online của khách hàng. Các công ty sẽ hoàn toàn chủ động được việc theo dõi quá trình mua hàng của khách hàng thông qua trang web.

Ngày nay, người mua thường sẽ thu thập nhiều ý kiến trước khi quyết định mua sản phẩm, điều này giúp cho người làm marketing chú trọng hơn ở phần mục ý kiến phản hồi của khách hàng trên website để giúp khách hàng có thể tìm được sản phẩm phù hợp mà họ cần.

3. Website được xây dựng cho công ty, không phải cho khách hàng

Nếu như bạn đã từng tham gia vào việc thiết kế lại website cho công ty, bạn sẽ biết được rằng quá trình này liên quan đến nhiều bên từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên nội bộ và có lẽ là một đơn vị liên quan khác. Website của bạn có thể đẹp nhưng nếu nó không thể cung cấp được những gì khách hàng cần thì việc bạn tốn nhiều công sức xây dựng cũng sẽ thất bại.

Khách hàng sẽ tập trung vào trang web bởi những thông tin hấp dẫn hơn là họ tìm đến trang web để mua hàng.

Techvalidate là một ví dụ tuyệt vời cho một trang web có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của người mua. Trang web được đề cập rõ ràng để có thể đáp ứng nhu cầu của người mua một cách tốt nhất và luôn sẵn sàng cho đơn đặt hàng của bạn.

Để làm được điều này, người thiết kế đòi hỏi phải nghiên cứu và sáng tạo để tạo ra một giao diện đẹp và dễ dàng cho việc đặt hàng. Làm như vậy, khách hàng sẽ thích trang web của bạn hơn và suy nghĩ như là thiết kế này được giành cho họ.

Trong cuộc sống hiện nay khi các mạng xã hội phát triển, website cũng góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của công. Hãy nghĩ website như một kênh truyền thông để thu thập ý kiến của khách hàng và mở rộng thương hiệu.

Nếu bạn tập trung vào việc tạo ra một trang web có nội dung và giao diện luôn đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng như đã nói ở trên, bạn sẽ trải nghiệm được thành công của việc xây dựng trang web qua sự gia tăng lượng khách hàng. Còn bây giờ hãy tiến về phía trước và cho mình một cơ hội trở thành trang web dẫn đầu.

Nguồn: Lantabrand

Tham khảo thêm:

>> Thiết kế, lưu trữ và phát triển Website doanh nghiệp
>> Quản trị và Phát triển nội dung Website Doanh nghiệp

related-post