Những nguyên tắc trong tiếp thị nội dung

Là một chuyên gia tiếp thị, bạn luôn phải tìm cách để tiếp cận khách hàng. Xu thế hiện nay, khách hàng dường như đã bị bội thực bởi những thông điệp quảng cáo tràn ngập trên các bảng quảng cáo ngoài trời, trên tivi, trên báo chí rồi đến tin nhắn và thư điện tử. Làm thế nào để các thông điệp tiếp thị của bạn tới được khách hàng và được khách hàng chấp nhận?

 

Để mọi người cảm nhận được bạn là một chuyên gia đáng tin cậy, hãy tiếp thị vì lợi ích của họ bằng cách nhã nhặn hỏi thăm và chuyển cho họ những thông tin tư vấn thực sự cần thiết. Một khi họ tin tưởng bạn và chia sẻ điều đó với những người khác thì bạn sẽ thu được thành công trên truyền thông xã hội cũng như nâng vị thế của mình trên các trang kết quả tìm kiếm trực tuyến.

Vấn đề là để có được một mẩu chuyện hấp dẫn, chân thật nhằm dẫn dắt người xem đến những hành động cụ thể và hợp lý, bạn cần tạo được một chương trình tiếp thị bằng nội dung có sức hấp dẫn và luôn thực hiện đúng những cam kết của mình. Những nguyên tắc căn bản dưới đây giúp bạn có được thêm nhiều khách hàng thân thiết.

1. Làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Nội dung bạn chuyển cho người xemphải trả lời được những câu hỏi mà họ đang thắc mắc, phải thật sự hữu ích, thậm chí có thể còn vượt hơn cả những gì mà họ mong đợi. Muốn vậy, bạn nên tham khảo cách kể chuyện sáng tạo, tràn đầy sức sống hay khơi nguồn cảm hứng của Coca-Cola, Pepsi hay Red Bull.

2. Luôn nhất quán

Một trong những tiêu chuẩn cần thiết đối với một chuyên gia tiếp thị bằng nội dung là duy trì được sự nhất quán. Cho dù có gửi cho các khách hàng tạp chí hằng tháng, hằng tuần hay gửi email mỗi ngày thì điều quan trọng là nội dung được gửi đến đúng lúc và đi vào những điều họ quan tâm. Khi đã cam kết với khách hàng thực hiện chương trình tiếp thị bằng nội dung, nhất định bạn phải đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình.

3. Tìm kiếm phong cách riêng

Không phải là nhà báo chuyên nghiệp nên bạn không bị ràng buộc bởi yêu cầu của ban biên tập. Bạn có quyền cất tiếng nói riêng của mình và chia sẻ những điều có lợi cho người xem. Nếu thu thập được những mẩu chuyện hài hước, vui nhộn, những tấm ảnh độc đáo, những đoạn video clip hấp dẫn…, hãy sẻ chia chúng với mọi người!

 

4. Thể hiện quan điểm và nhận thức một cách rõ ràng

Đừng ngại thể hiện quan điểm riêng, cách tư duy và nhận định của bạn để chứng tỏ năng lực chuyên môn và sự tinh thông nghề nghiệp của mình. Mới đây, chuỗi nhà hàng bán thức ăn Latin Chipotle tại Mỹ đã vận động một chiến dịch có tính lan truyền rất nhanh mang tên The Scarecrow (Con bù nhìn) để thể hiện quan điểm rõ ràng của họ là thực phẩm được chế biến tại địa phương theo phương pháp thân thiện với môi trường mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với thực phẩm được đóng hộp.

5. Hạn chế tối đa những nội dung dày đặc tính thương mại

Khảo sát cho thấy những nội dung đề cập nhiều đến các sản phẩm hay dịch vụ thường thu hút được ít người quan tâm hơn so với những nội dung mang tính chất giáo dục, hướng dẫn kinh nghiệm sống. Nếu cứ nói mãi về mình, bạn sẽ thấy dần dần chẳng còn ai muốn nghe nữa vì họ đã… bỏ đi hết cả! 6 Cẩn thận trong việc truyền đạt thông tin.

Hãy cố gắng diễn đạt nội dung theo cách dễ hiểu nhất, tuyệt đối tránh những đoạn văn lờ mờ, khó hiểu hoặc đa nghĩa. Nguồn gốc của thông tin được truyền đạt cũng phải rõ ràng, chứng tỏ bạn nghiêm túc trong việc chọn lọc và xử lý thông tin, cố gắng cung cấp những gì tốt nhất mà bạn có. Điều này có vẻ quá đơn giản, nhưng lại hết sức quan trọng vì nó còn thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng của bạn.

Theo DNSG

related-post