Chiến lược gắn kết cộng đồng

Chiến lược gắn kết cộng đồng trở thành một công cụ không thể thiếu đối với các thương hiệu nhằm tạo ảnh hưởng tới quan điểm của khách hàng. Hãy dành thời gian tham khảo nhanh 3 ví dụ của những tổ chức sử dụng sự tương tác để tăng cường dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

1. Diễn đạt thông tin bằng hình thức gắn kết và dễ thương

Nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm giá rẻ là nhân tố thúc đẩy nạn nô lệ lao động ở những quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Nga. Slavery Footprint, một tổ chức hoạt động chống lại nô lệ lao động trên thế giới, muốn mọi người nhận thức được rằng họ không cố ý ủng hộ nô lệ lao động bởi những sản phẩm họ tiêu thụ.

Khi truy cập trang web Slavery Footprint, người ta sẽ thấy hiện ra trên màn hình một khảo sát. Khảo sát tương tác này cho phép người dùng rà soát tất cả những thứ họ tiêu thụ trong cuộc sống và đưa ra chỉ số lao động nô lệ liên quan.

Rất nhiều người nghĩ về nô lệ như một tệ nạn của thế giới cũ và đã chấm dứt từ lâu. Trang web này giúp người tiêu dùng nhận ra sự liên kết giữa những sản phẩm họ sở hữu với vấn nạn nô lệ thời hiện đại, làm cho vấn đề dường như vô hình trở nên rõ ràng.

Trang web này chính là cầu nối giúp liên kết người tiêu dùng với những dự án kinh doanh nhân đạo, những hoạt động từ thiện, quyên góp và gợi ý người dùng họ nên làm gì bước tiếp theo.

 

2. Tìm kiếm sự phản hồi của cộng đồng và đảm bảo những phản hồi của họ được xem xét kỹ lưỡng

Vào năm 2012, Bộ trưởng phụ trách chính sách dân số của Singapore đã trình bày chính sách dân số bền vững có tên Population White Paper, một lộ trình để giải quyết vấn đề dân số già của Singapore. Trong chiến dịch bầu cử năm 2011, những người dân đã yêu cầu được lắng nghe.

Thay vì dựa vào những kênh tiếp nhận phản hồi truyền thống có thể đã bị lỗi thời trong thời đại công nghệ thông tin, Ban Quản lý Nhân lực và Dân số Quốc gia Singapore (NPTD) đã cải thiện quy trình tiếp thu phản hồi và tạo ra nỗ lực gắn kết cộng động trong suốt 1 năm.

NPTD đã ban hành chính sách và sau đó thu thập quan điểm và đề xuất của những người dân Singapore, trong khi rà soát lại chính sách và chiến lược dân số.

Hơn 2.200 cá nhân đã tham dự vào bài tập này, thông qua việc đóng góp quan điểm trực tuyến và chất vấn. Các nội dung này hầu hết được công bố rộng rãi và lưu trữ bằng văn bản. Mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận các bản tóm tắt phản hồi theo danh mục, giúp gia tăng tính minh bạch của cuộc khảo sát.

3. Gắn kết các cổ đông ngay từ giai đoạn lập kế hoạch

Hình thức gắn kết tốt nhất là hãy cho cộng đồng thấy rằng, những phản hồi sẽ được xem xét ngay từ giai đoạn lập kế hoạch. Sẽ tốt hơn nếu có những buổi trao đổi trực tiếp. Cảm xúc của người đóng góp phản hồi được đưa ra cũng quan trọng như nội dung của phản hồi.

Frasers Property, đơn vị phát triển dự án Central Park, rộng 5,8ha tại Sydney, Úc, bắt đầu lại quy trình quy hoạch tổng thể dự án và luôn đặt cộng đồng Chippendale xung quanh làm tâm điểm.

Fraser tìm nhiều cách để tìm hiểu các nhu cầu sử dụng của cộng đồng trước một dự án lớn và phức tạp như vậy, và đồng thời giúp họ hiểu rõ về những thay đổi sẽ diễn ra trong khu vực này.

Bên cạnh việc chỉ định đội ngũ kiến trúc sư dẫn dắt dự án, Frasers cũng tìm kiếm những lời khuyên của dân cư lân cận thông qua việc tổ chức một loạt các sự kiện thông tin và tư vấn cộng đồng trong vòng 2 năm. Frasers đã bắt đầu với việc hỏi những người dân Sydney mường tượng thành phố mơ ước của mình như thế nào.

Kể cả trong giai đoạn xây dựng, đơn vị phát triển bất động sản này vẫn tiếp tục gặp gỡ những người dân địa phương, tổ chức các sự kiện thông tin với các kênh cập nhật tình hình xây dựng trên trang web và trang Facebook của họ.

Vào thời điểm Frasers mua lại khu vực Central Park, cả chính quyền địa phương cũng như dân cư lân cận đều có cảm giác thất vọng và có cảm giác họ bị tước quyền công dân bởi quy trình quy hoạch gây rất nhiều tranh cãi.

Động thái đầu tiên của Frasers chính là nhận dạng xem đối tượng nào là người thể hiện sự bất đồng gay gắt nhất và tiếp cận họ, từ đó đưa họ đến gần hơn với quy trình quy hoạch. Việc này nghe có vẻ khác thường và tất nhiên, rất tốn thời gian.

Tuy nhiên, trong kinh nghiệm của chúng tôi, việc truyền thông với những đối tượng thể hiện quan điểm phản đối theo cách tôn trọng họ sẽ nhanh chóng cải thiện sự hài lòng của cộng đồng đối với quy trình lên kế hoạch dự án.

***

Rất nhiều người không hiểu được bản chất của gắn kết cộng đồng, sẽ cho cho đó chỉ là chạy theo xu hướng và giải quyết bề nổi của vấn đề. Điều quan trọng không phải là bạn có bao nhiêu kênh tiếp nhận phải hồi và nhận được bao nhiêu phản hồi, mà quan trọng là hành động sau khi nhận được những phản hồi đó.

Khi bạn tìm kiếm phản hồi, một điều rất quan trọng là quản lý kỳ vọng. Hãy để cho cộng đồng hiểu được quy trình và cách thức tiếp nhận phản hồi để khiến nó trở thành một việc ý nghĩa thay vì trở thành một danh sách dài những yêu cầu không bao giờ được thực hiện.

Theo DNSG

related-post