Bài học Marketing cơ bản: Đừng mắc bệnh “thích của lạ”

Đừng trở thành nạn nhân của bệnh Thích của lạ – một căn bệnh khiến nhiều Marketer điêu đứng vì cho rằng những kênh mạng xã hội mới, xu hướng mới là những viên đạn bạc, sẽ nhắm trúng và hạ gục bất kì đối tượng khách hàng mục tiêu nào. Có thể kể tên một vài “viên đạn bạc” ấy như Facebook, ứng dụng game, Instagram, Pinterest,…

Dấu hiệu của bệnh đó là việc chúng ta lựa chọn sử dụng các kênh truyền thông đang nổi, đơn giản chỉ vì nó “đột phá”, chứ không thực sự xét tới việc nó hữu ích với mình ra sao, có đạt mục đích đã đề ra hay không. Nếu sử dụng đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh thì những kênh đó quả thực mang lại hiệu quả mạnh mẽ. Nhưng nếu sử dụng không khéo léo, ta có thể sẽ thất bại thảm hại, mà các doanh nghiệp thì không có mấy thời gian cho việc “thất bại thảm hại” ấy.

Rất may là chúng ta có thuốc để chữa căn bệnh Thích của lạ ấy. Đó chính là 5 câu hỏi nhằm xác định chiến thuật digital marketing như sau:

1. Bạn đang muốn giải quyết vấn đề gì của doanh nghiệp?

Hãy đặt ra mục tiêu để đạt tới, như vậy bạn sẽ đo được mức độ thành công của mình. Sáng tạo là tìm cách để làm mọi việc tốt hơn, chứ không phải sử dụng công cụ mới chỉ vì nó hào nhoáng, mới mẻ. Nếu như bạn không xác định được vấn đề mình đang cần giải quyết thì việc lao vào sử dụng các phương tiện truyền thông dù nổi đến mấy cũng trở nên mù mờ, vô ích.

2. Liệu thông điệp của bạn có được truyền tải tới khách hàng?

Liệu kênh truyền thông bạn chọn có thực sự đưa thông điệp của bạn tới đúng đối tượng khách hàng? Ví dụ: có nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một khu vực địa lý nhất định, nhưng hầu hết các nền tảng mạng xã hội lại ít khi cho bạn lựa chọn vùng miền.

Hiện tại, mới thấy 2 “gã” Facebook, Google cho phép bạn xử lý vấn đề vùng miền trong công cuộc truyền tải thông điệp và làm thương hiệu.

Trước khi chọn lựa một mạng xã hội nào để sử dụng, hãy tự hỏi: Liệu bạn có thể tiếp cận tới những khách hàng thực sự có khả năng mua sản phẩm của bạn? Liệu kênh bạn sử dụng có làm loãng tập mục tiêu khách hàng không? Doanh nghiệp nhỏ có nghĩa là nguồn lực của chúng ta có hạn, vì vậy đừng phung phí nó vào những đối tượng không tiềm năng.

3. Mỗi kênh truyền thông phù hợp mục đích sử dụng gì?

Mỗi kênh truyền thông đều nhằm phục vụ một mục đích nào đó trong cuộc sống của con người. Cách chúng ta hoạt động, tương tác trên Facebook không giống với trên Twitter, LinkedIn, Reddit hay Foursquare, và thậm chí là cách tương tác trên smartphone cũng khác so với trên PC hay tablet.

Ví dụ: người ta dùng Pinterest nhằm tạo trào lưu và cảm hứng thiên về thời trang, ẩm thực hay nội thất. Nhưng nếu doanh nghiệp của anh bán máy tính, sửa chữa bể nước, hay hàn răng mà anh sử dụng kênh Pinterest là “chết” rồi, sẽ hoàn toàn là phí phạm nhân lực và thời gian. Cần phải lựa chọn kênh phù hợp, và thông tin đưa ra phải hữu ích với người nhận. Trước khi lựa chọn kênh, hãy suy nghĩ xem kênh đó phù hợp với mục đích gì và người ta sử dụng nó như thế nào.

4. Bạn có đủ nguồn lực không?

Trên đời này không có cái gì là miễn phí cả. Mà kể cả có những thứ dán mác “miễn phí” thì nó cũng tiêu tốn nguồn lực nào đó của ta mà không nhất thiết phải là tiền. Đó là chất xám, là kĩ năng, là thời gian. Lập một tài khoản trên mạng xã hội thì chẳng tốn của bạn một xu nhưng để “nuôi” nó thì bạn sẽ tốn khá đấy.

Bạn có chắc doanh nghiệp của mình đủ nhân lực để dành trọn thời gian cho việc tiếp cận thị trường hiệu quả qua các kênh truyền thông mạng xã hội? Nếu không toàn tâm toàn ý, không có đủ thời gian và nhân lực đầu tư vào từng post, từng dòng tweet để thu hiệu quả thì có lẽ bạn chưa nên sử dụng chiến lược mạng xã hội này.

Nên nhớ rằng phải trả lời thật tốt các câu hỏi Cái gì, Ở đâu, Như thế nào, Khi nào và Tại sao trước khi đưa ra mọi quyết định chiến lược. Nếu bạn hiểu sâu sắc được lý do bạn lựa chọn một kênh truyền thông nào đó và có nhiều ý tưởng xuất sắc để phát triển nó, thì hãy mạnh dạn làm đi. Đó là chìa khóa tới khách hàng, và tới thành công.

Theo adtimes.admicro.vn

related-post