1. Chiến dịch tiếp thị của bạn luôn đề cập tới bạn. Nó cần chú trọng tới sản phẩm và dịch vụ, đúng không? Ồ không. Nó cần chú trọng tới những gì sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể mang lại cho khách hàng. Sản phẩm thì lấy công ty làm trung tâm, còn dịch vụ lại lấy khách hàng làm trung tâm. Hãy đưa bản thân ra ngoài chiến dịch marketing, hãy đặt khách hàng vào vị trí trung tâm. Nói cách khác, hãy biến khách hàng (chứ không phải là công ty của bạn) thành nhân vật chính của câu chuyện.
2. Bạn tiếp thị tới chính bạn. Bạn có thể làm mọi thứ rối tinh lên nếu đưa ra các giả định về khách hàng dựa trên những ưu tiên và hành vi của bản thân hay bạn bè. Chiến dịch tiếp thị của bạn có thể kết thúc trái ngược hoàn toàn với đối tượng khán giả dự kiến của bạn-không chạm được tới những mong muốn, nhu cầu, ý thích và hành vi thực sự của bạn.
3. Bạn không biết đối tượng khán giả của mình. Vậy nếu bạn không phải là khách hàng mục tiêu, thì ai? Hãy đầu tư thời gian và tiền bạc để xác định khách hàng của bạn là ai, hành vi của họ thế nào? Họ sống và làm việc ra sao? Họ tham khảo mua bán ở đâu? Ai là người ảnh hưởng tới hành vi mua bán của họ- đồng nghiệp, các trang web xếp hạng, những người bạn trên Facebook? Hãy có một bức tranh toàn diện và rõ ràng về cá nhân (hay còn gọi là tính cách người mua) mà bạn muốn đạt tới.
4. Bạn tiếp thị qua một ủy ban. Tiếp thị cũng giống như làm cha mẹ: Ai cũng tin rằng họ biết cách làm việc đó một cách hiệu quả (nhất là những người chưa có con). Cách tốt nhất để làm trung hòa những người tự cho mình là biết tất cả là phải có số liệu đi kèm với kế hoạch của bạn. Hãy tránh xa các ý kiến không tập trung do nhóm đưa ra (kể cả ý kiến của sếp bạn). Bạn biết khách hàng của mình là ai, bạn biết cách tiếp cận họ và bạn hiểu rõ suy nghĩ của họ. Đó là lý do tại sao bạn sẽ gặp rắc rối nếu…
Hãy biến khách hàng (chứ không phải là công ty của bạn) thành nhân vật chính của câu chuyện
5. Bạn không có số liệu khách hàng. Như đã nói ở trên. Nhưng việc nhắc lại cũng không thừa. Sự nghiên cứu chứ không phải là quan điểm hay bản năng gốc mới là nền tảng của chương trình tiếp thị của bạn. Điều đó không có nghĩa là nghệ thuật và sự sáng tạo không có vai trò gì. Thay vào đó, hãy nghĩ rằng các số liệu cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội và nền tảng của việc tiếp thị, thực sự rất lôi cuốn.
6. Bạn dựa vào các ví dụ hơn là sự tương đồng. Tiếp thị đột phá thường có tính sáng tạo trong một ngành kinh doanh, nhưng nó không nhất thiết phải độc đáo đối với cả thế giới. Như giáo sư Mason Cooley đã nói: “Nghệ thuật khởi đầu từ sự bắt chước và kết thúc bằng sự đổi mới”. Hãy quan sát những việc những người khác hoặc những tổ chức khác đang làm- đôi lúc đó là những việc ngoài lĩnh vực kinh doanh. Chuyên gia tiếp thị Seth Godin thường nhắc đi nhắc lại điểm này và đó là điểm tôi tán thành. Đừng chờ một nghiên cứu trường hợp cụ thể trong lĩnh vực của bạn để chứng minh về tính hiệu quả của một chiến thuật tiếp thị. Thay vào đó, hãy lưu ý tới những gì Godin nói trong blog của ông: “Sáng tạo thường là hành động tiếp nhận thứ gì đó đã hiệu quả ở hoàn cảnh này và áp dụng nó ở hoàn cảnh khác”.
7. Bạn không định hình những kinh nghiệm được chia sẻ. Trong thế giới được kết nối về mặt xã hội của chúng ta, các chuyên gia tiếp thị và các phương tiện truyền thông truyền thống không còn là những thứ có tác động duy nhất tới hành vi mua bán nữa. Người mua hiện nay dựa vào các mạng xã hội của đồng nghiệp, do vậy việc tiếp thị giờ là khai thông những sự kết nối đó. Bạn có khuyến khích và hỗ trợ việc tương tác bằng cách nghĩ lại về cách bạn tiếp cận khách hàng trước khi họ nhận ra bản thân họ là khách hàng tương lai của bạn? Hãy lắng nghe trên các phương tiện truyền thông xã hội, có một công cụ tìm kiếm và một chiến lược nội dung và gắn kết với các khách hàng tiềm năng.
8. Bạn đang giữ im lặng. Nếu một khách hàng tiếp cận với bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội, bạn có trả lời hay đáp lại những thắc mắc của họ chỉ là sự im lặng? Khách hàng kỳ vọng những lời đáp trong thời gian sớm nhất. Brian Solis, tác giả của cuốn sách What’s the Future of Business? cho rằng: “Khi ai đó đặt một câu hỏi, dù thuộc lĩnh vực gì, nếu câu trả lời đó không tới trong vòng vài phút hoặc vài giờ, thì khả năng có một quyết định sẽ giảm đi rất lớn. Và đến 24 giờ thì bạn có thể quên nó đi”.
Theo Học làm giàu