6 lỗi thường gặp của những người làm marketing tìm kiếm

Trong nhiều năm qua, tôi đã chứng kiến khá nhiều lỗi mà các marketer thường xuyên mắc phải. Đó là một dấu hiệu cảnh báo cho những người Quản lý chiến dịch, Giám đốc marketing tìm kiếm hoặc bắt cứ cá nhân nào đang làm việc trong lĩnh vực SEM.

Lý do của những sai sót này về cơ bản là như nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nghiêm túc làm theo những hướng dẫn sau đây thì bạn sẽ có nhiều cơ hội tránh được những cạm bẫy. Bạn nên nhớ rằng, sai lầm tệ hại nhất là chúng ta không biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đó.

Dưới đây là 6 lỗi lớn nhất mà những người làm trong lĩnh vực marketing tìm kiếm thường xuyên gặp phải:

1) Không giao tiếp tốt với khách hàng

Đây là lỗi hàng đầu của các marketer. Nếu bạn không xây dựng mối quan hệ tốt với Khách Hàng, họ sẽ không tin tưởng bạn (hoặc công ty của bạn). Khi đó, các mục tiêu và nội dung chiến dịch sẽ không được trao đổi một cách chính xác, khiến chiến dịch không thể phát triển được. Bạn phải đảm bảo đều đặn thông báo tình hình chiến dịch hàng tuần cho Khách Hàng trong những tháng đầu tiên xây dựng mốiGiao tiep voi khach hang quan hệ kinh doanh, cũng như gửi đi email đầy đủ để tất cả mọi người liên quan đều nắm bắt tốt công việc ngay từ đầu. Tôi khuyên bạn nên lập kế hoạch hành động cho chiến dịch để xây dựng mối quan hệ từ các mục tiêu ngắn hạn/dài hạn một cách rõ ràng, từ đó thúc đẩy chiến dịch tiến về phía trước.

Ghi Nhớ: Tương tác chính là chìa khóa thành công. Hãy nỗ lực tiếp cận mục tiêu của Khách Hàng; vì mục tiêu của họ chính là mục tiêu của bạn. Mối quan hệ giữa Khách Hàng – Công Ty cần thân thiết như một đội. Nếu tương tác không đủ sâu, chiến dịch sẽ không hiệu quả, mục tiêu sẽ không đạt được và mối quan hệ sẽ kết thúc theo cách không mấy tốt đẹp.

2) Quản lý ngân sách chiến dịch marketing tìm kiếm kém

Quá Cao – Nếu bạn đưa ra ngân sách tiếp thị vượt quá khoản chi tối đa của Khách Hàng, bạn sẽ sa chân vào vũng lầy đầy ắp những khó khăn. Không những khách hàng cảm thấy không vui vì bạn, họ còn bị buộc phải tăng thêm ngân sách cho những khoản chi đột biến và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm ngớ ngẩn của bạn. Không ai muốn chi thêm tiền vượt quá ngân sách đã dự kiến cả.

Quá Thấp – Nếu đưa ra ngân sách quá thấp, bạn không thể thu hút đủ lưu lượng truy cập như mục tiêu cho chiến dịch, dẫn đến không đạt được tỉ lệ hiển thị (impression share). Điều này dẫn đến sự giảm sút về tính hiệu quả và khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu của Khách Hàng. Kết quả là, bạn sẽ đánh mất khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Ghi Nhớ: Cần đảm bảo ngân sách bạn đề xuất sẽ tương quan với ngân sách dự kiến của Khách Hàng, và tất nhiên chúng phải được thảo luận thật kĩ và có đủ tài liệu cần thiết. Sai lầm này thường xảy ra khi chúng ta không giám sát chiến dịch hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để có thể dự đoán các khoản chi phát sinh cho Khách hàng.

3) Tạo những trang đích (landing page) vô giá trị

Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần mình phải chỉnh sửa nội dung đường dẫn, các tham số, tag giá trị, tag tự động, các mã đính kèm làm sai lệch URL hoặc không thể truy cập được. Tất nhiên, sai lầm này sẽ khiến bạn đánh mất cơ hội tiếp xúc khách hàng và doanh thu. Hơn nữa, việc những người truy cập gửi những phản hồi tiêu cực về việc truy cập trang đích đến Khách Hàng là một điều hết sức tệ hại, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của bạn.

Ghi Nhớ: Đảm Bảo Chất Lượng. Hãy đảm bảo bạn đã mở toàn bộ các URL khi chúng được chèn vào website và các mẩu quảng cáo, và bạn đã kiểm tra từng trang đích để đề phòng các Webmaster lập dị nào đó quyết định thay đổi một số thứ và khiến URL không thể truy cập được. Bạn đã kiểm tra tất cả các trang đích rồi, đúng không?

4) Chạy chiến dịch vào ngày thứ 6 và lãng quên vào cuối tuần

Chắc chắn không ít người luôn thích chủ động trong công việc và ra mắt các chiến dịch càng sớm càng tốt; nhưng chẳng phải sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn thiết kế, cấu trúc, chỉnh sửa và chờ đợi đến tuần tới để ra mắt chiến dịch sao? Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn ra mắt vào thứ Hai. Bởi vì, bạn sẽ không tập trung vào chiến dịch và giám sát tốt vào cuối tuần được. Hơn nữa, bạn sẽ không nhận được hỗ trợ từ các thành viên trong nhóm hoặc đại diện của các kênh quảng cáo để giải quyết những vấn đề có thể sẽ phát sinh trong hai ngày Thứ 7 và Chủ nhật. Nếu buộc phải giải quyết công việc khẩn cấp vào cuối tuần, bạn sẽ phải chiến đấu một mình.

Ghi Nhớ: Đối với việc ra mắt chiến dịch, tốt nhất bạn nên đợi đến thứ Hai. Nếu cảm thấy cần làm việc vào cuối tuần, điều tốt nhất bạn có thể làm là tạo chỉnh sửa để củng cố lại chiến dịch trước khi ra mắt nó.

5) Chạy song song nhiều chiến dịch và báo cáo sai tài khoản!

Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ phân tán sự chú ý của bạn vào vấn đề cần phải tập trung nhất. Khả năng bị nhầm lẫn nội dung giữa hai chiến dịch và tạo ra một chiến dịch “lai tạp vô nghĩa” có thể là cơn ác mộng thực sự. Đối với tiếp thị công cụ tìm kiếm, bạn cần tập trung vào từng Khách Hàng từng lúc một để đảm bảo không nhầm lẫn các chiến dịch trong AdWords Editor, Google AdWords, adCenter desktop, hoặc bất cứ công cụ marketing tìm kiếm của bên thứ ba nào.

Ghi Nhớ: Chúng ta lúc nào cũng bận rộn, cũng như khá căng thẳng và lo lắng, nhưng không nhất thiết phải làm việc dồn dập, dù thời hạn công việc sắp hết. Lập kế hoạch tốt ngay từ đầu và nhờ ai đó kiểm tra chiến dịch của bạn trước khi ra mắt nó.

6) Xác định sai mục tiêu địa lý

Xác định sai mục tiêu địa lý là một sai lầm ngớ ngẩn, nhưng vẫn xảy ra. Các chiến dịch ở TP.HCM lại nhắm đến Hà Nội hoặc Đà Nẵng, các chiến dịch lẽ ra nhắm đến miền Trung thì lại nhắm đến miền Nam và miền Bắc… Tất nhiên bạn không hề muốn toàn bộ ngân sách quảng cáo sẽ đổ vào Trung Quốc, đúng không? Tốt hơn hết, bạn phải tự xem xét kĩ các chiến dịch của mình, sau đó nhờ chuyên viên Giám Sát hoặc Giám Đốc xem qua để góp ý.

Ghi Nhớ: Đừng quên gửi hình chụp màn hình chiến dịch cho Khách Hàng, vì như thế, họ biết rõ chiến dịch đang hoạt động, và các thiết lập của bạn là chính xác. Một lần nữa, nhớ nhờ ai đó kiểm tra chiến dịch trước khi ra mắt nhé!

Vậy Là Xong!

Như bạn thấy, các lỗi thông dụng này có thể được giải quyết bằng sự đảm bảo chất lượng và sự tương tác tốt với khách hàng về mọi phương diện của tất cả các chiến dịch tiếp thị trên công cụ tìm kiếm.

Theo LàmMarketing

related-post