1. Đúng thời điểm
Hầu hết các blog thành công đều viết về các sự kiện nổi bật. Lý do họ làm vậy bởi họ biết mọi người sẽ tìm thông tin về nó, đồng nghĩa với việc cơ hội [traffic [1]] sẽ lớn hơn rất nhiều?
Vậy làm cách nào để biết về các sự kiện nổi bật này? Google Trends – Công cụ này sẽ đưa một list các sự kiện nóng, và nếu blog của bạn viết về một trong các sự kiện này, sẽ dễ dàng hút traffic hơn.
2. Số lượng đôi lúc lại quan trọng hơn chất lượng?
Tuỳ theo mục tiêu, bạn có thể chú trọng vào số lượng hoặc chất lượng. Nếu mục tiêu của bạn là số lượng người truy cập, và bạn muốn con số đó lên tới 5, hoặc thậm chí 10 nghìn người, thì có lẽ số lượng phát huy hiệu quả tốt hơn.
Điều này không phải do mạng xã hội mà là do Google. Những trang sản xuất trên 4 nội dung 1 ngày thường sẽ nhận được nhiều hơn 55% lượng traffic từ công cụ tìm kiếm.
Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn không viết những nội dung sai lệch hoặc không có ý nghĩa gì. Sau đó, với số lượng bài viết, bạn có thể chọn từ 3-5 nội dung 1 ngày, nếu bạn thực sự muốn nội dung của mình được nhiều người đọc hơn. Có thể chia nhỏ một nội dung lớn, viết những nội dung đơn giản, không cần nhiều nghiên cứu, tìm kiếm như quotes hay case study.
3. Nhưng chất lượng tạo ra sự trung thành
Như đã nói ở trên, bạn có thể viết những nội dung vô cùng chất lượng, nhưng điều này không ảnh hưởng tới traffic. Có những trang có nội dung vô nghĩa nhưng post rất nhiều bài một ngày lại dễ tăng traffic hơn.
Vậy tại sao phải viết nội dung chất lượng? Nếu biết nhìn xa, bạn sẽ nhận ra vấn đề là, nếu quá nhiều nội dung và nội dung nào cũng kém chất lượng, công chúng mục tiêu sẽ vào xem 1 lần và chẳng bao giờ quay lại nữa. Ngược lại, những nội dung thật sự chất lượng và có ích với người dùng sẽ khiến họ quay lại và đọc những bài tiếp theo. Dần dần sẽ tạo được tiếng vang.
Việc này cũng giống kinh doanh nhà hàng vậy. Bạn muốn gây sự chú ý bằng đồ ăn ngon hay là những chiêu trò hút khách?
4. Uy tín, danh tiếng của bạn ảnh hưởng đến nội dung bạn viết
Đa số những người viết blog nổi tiếng đều có mối quan hệ rất rộng. Tất nhiên là sau khi viết blog thì họ sẽ quen được nhiều người hơn, tuy vậy, từ trước khi bắt đầu quá trình khởi tạo nội dung, họ đều đã có sẵn những mối quan hệ trong tay.
Tại sao điều này lại cần thiết? Có những người bạn, người có chỗ đứng chia sẻ hoặc [comment] vào nội dung của bạn, đương nhiên nội dung của bạn sẽ đi xa hơn và có chỗ đứng hơn.
Vì thế, người khởi tạo nội dung không thể chỉ ngồi một chỗ cả ngày. Họ phải đi nhiều nơi, quen nhiều người, như thế vừa mở rộng được mối quan hệ vừa có thể học thêm rất nhiều điều từ cuộc sống.
5. Hãy luôn nghe theo số liệu, không phải là cảm tính
Luôn luôn có sẵn những công cụ để bạn nghiên cứu về lượng fan, số lượng tương tác, nội dung và thời gian mà công chúng mục tiêu yêu thích. Không có lý do gì để không sử dụng những thông tin này nhằm giúp tăng traffic.
Thử nhiều khoảng thời gian khác nhau, viết nhiều nội dung khác nhau, thậm chí thử nhiều voice khác nhau (nếu voice hiện tại không phát huy hiệu quả tốt), chỉ có như thế mới biết được mình nên làm gì, và làm như thế nào mới có hiệu quả.
6. Tiêu đề, tiêu đề, xem lại tiêu đề
Nhiều copywriter nổi tiếng dành thời gian chăm sóc cho tiêu đề nhiều y như thời gian họ dành để edit cả bài viết. Nếu tiêu đề không hay, công chúng mục tiêu sẽ không quan tâm tới nội dung bên trong. Đó chính là lý do để những người khởi tạo nội dung thường phải cân nhắc rất nhiều về tiêu đề của mình.
Nên thuê những người có kinh nghiệm viết tiêu đề ngắn gọn, gây được sự chú ý. Điều quan trọng là họ phải viết tốt và thật sự sáng tạo. Bạn không thể dạy ai phải sáng tạo như thế nào, nên tốt nhất là thuê người đã có “máu nghề nghiệp” trong người.
7. Không phải lúc nào cũng viết thì mới nhận được thành quả
Một khi trang của bạn đã đạt được một độ lớn nhất định, bạn có thể tăng traffic bằng việc sử dụng bài viết từ nguồn khác. Có rất nhiều nội dung hay và hữu ích trên mạng chưa được nhiều người chú ý tới. Đây là trường hợp đôi bên cùng có lợi (Win-Win Situation), bạn giúp quảng bá nội dung đó, và cũng có nội dung hay cho trang của mình.
Bên cạnh đó, vẫn phải tập trung sáng tạo nội dung cho riêng mình. Khi đăng lại bài viết của ai thì phải ghi rõ nguồn kèm họ tên, vài lời giới thiệu, thể hiện sự tôn trọng của mình với tác giả bài viết.
8. Cố gắng mang nội dung đi mọi nơi có thể
Khó khăn nhất là khoảng thời gian mới khởi tạo blog, khi mà chẳng ai biết gì về bạn cả. Lúc ấy, bạn phải bằng mọi cách có thể đưa nội dung tới tay công chúng mục tiêu. Nhờ những người bạn, gửi email, chạy Facebook Ads, [SEO] vv.. hãy làm mọi điều có thể cho những đứa con của mình.
Theo Marketing Chiến lược