1. Trí thông minh nhân tạo (AI) và máy học nâng cao (Advanced Machine Learning): Được tạo thành từ các thuật toán và mạng lưới thần kinh nhân tạo có khả năng thống kê và sử dụng thông tin, kiến thức một cách tự động, trí thông minh nhân tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Ứng dụng phổ biến của công nghệ [1] này là các robot y tá, cố vấn kỹ thuật số [2]… Ảnh: PCWorld.
2. Ứng dụng thông minh: Các ứng dụng này có chức năng như những trợ lý cá nhân, vừa lập kế hoạch, quản lý email, tin nhắn, thậm chí là dự đoán tương lai cho người sử dụng. Có thể kể tên một vài ứng dụng – trợ lý ảo – đắc lực hiện có như Siri (Apple), Cortana (Microsoft), Google Assistant (Google) và Amazon Echo… Ảnh: Microsoft.
3. Đồ vật thông minh: Là sự hữu hình hóa của AI, các vật dụng thông minh xuất hiện ngày một nhiều. Nổi bật trong số đó phải kể đến xe ôtô tự lái, máy bay không người lái, bếp thông minh và nhà thông minh… Tất cả đang thay đổi cách con người hưởng thụ cuộc sống.
4. Thực tế ảo (VR) và Tương tác thực tế (VR): Cả VR và AR đều là những công nghệ được săn lùng hàng đầu hiện nay không chỉ bởi các nhà phát hành game, game thủ mà còn bởi các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các chuyên gia nhận định, những công nghệ này sẽ sớm được đồng bộ trên các thiết bị cá nhân khác như điện thoại, máy tính bảng, nhằm mang đến trải nghiệm sinh động và phong phú cho người dùng. Ảnh: Intrepid.
5. Công nghệ Digital Twin: Nói một cách đơn giản, Digital Twin là công nghệ cho phép các nhà khoa học sao chép chính xác mọi thứ, từ hình dạng, vị trí, cử chỉ, tình trạng và chuyển động của sự vật thông qua bộ phận cảm biến hiện đại. Bản sao này được gọi là “thiết bị cái bóng” (device shadow). Một trong những ứng dụng hữu hiệu của Digital Twin là giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng thiết bị, vận hành nhà máy, dự báo thời điểm phải thay mới nhằm nâng cao năng suất hoạt động và hỗ trợ phát triển sản phẩm. Ảnh: iothub.
6. Phương pháp ghi dữ liệu Blockchain: Đây được coi là “cuốn sổ cái” lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng và bất kỳ dữ liệu gì mà chúng ta cần ghi chép một cách độc lập, không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Các dịch vụ tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng…đã sớm áp dụng công nghệ này như một “vệ sĩ” trong thời đại số. Các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là những ngành có quan hệ mật thiết đến sở hữu trí tuệ như âm nhạc, điện ảnh…cũng đang dần nhận ra sự ưu việt của Blockchain và áp dụng nó trong các hoạt động sáng tác. Ảnh: steemit.
7. Nền tảng công nghệ kỹ thuật số đồng bộ: Trong tương lai, 5 nền tảng sau sẽ được đồng bộ, trở thành lõi phát triển cho các doanh nghiệp: Nền tảng thông tin, nền tảng xây dựng từ trải nghiệm của khách hàng, nền tảng dựa trên số liệu phân tích, Internet của vật dụng (IoT) và hệ sinh thái kinh doanh. Ảnh: ET Group.
Theo Zing