Kể từ khi đại dịch Covid diễn ra, mọi người đã xây dựng những thói quen mới theo một trạng thái “bình thường mới” trên toàn thế giới. Bỗng nhiên thế giới kỹ thuật số hot hơn bao giờ hết, toàn bộ khách hàng và doanh nghiệp đều “go online”. Các ông lớn công nghệ như Facebook Google cũng đã có những thay đổi để giúp doanh nghiệp mở cửa trở lại và phục hồi.
Google ra mắt tính năng Google My Business
Google My Business là một trong những công cụ miễn phí được cấp bởi Google. Các doanh nghiệp, cửa hàng cá nhân sử dụng công cụ này để quản lý sự hiện diện của chính họ trên Google, gồm có các Tìm kiếm và Google Maps, giúp khách hàng luôn cập nhật thông tin doanh nghiệp chính xác.
Đặc biệt khi khách hàng tìm kiếm thông tin về 1 sản phẩm dịch vụ nào đó và sử dụng chức năng tìm với “địa chỉ mua hàng gần tôi”, Google sẽ gợi ý địa chỉ mua hàng gần nhất. Sau đó khách hàng có thể đến trực tiếp mua hàng hoặc cửa hàng hoặc chọn ship hàng về.
Facebook ra mắt tính năng Facebook Business Suite
Theo Facebook, Business Suite sẽ hỗ trợ người dùng đăng lên Facebook và Instagram cùng một lúc và quản lý các bài đăng ở một nơi để duy trì kết nối với cả hai cộng đồng; nhận tất cả tin nhắn, thông báo và cảnh báo trên Facebook và Instagram để bạn có thể cập nhật và trả lời tất cả khách hàng của mình một cách dễ dàng hơn; xem những gì đang hoạt động với thông tin chi tiết trên Facebook và Instagram, tìm hiểu những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Vì vậy, thay vì sử dụng trình quản lý trang hoặc Creator Studio, giờ đây bạn có một cách khác dễ dàng hơn để duy trì tất cả các tương tác trên Facebook và Instagram của mình. Ứng dụng này bao gồm khá nhiều chức năng như: Quản lý tin nhắn, phân tích tình hình kinh doanh
Vậy còn các ông lớn công nghệ của Việt Nam đã có những thay đổi gì giúp các doanh nghiệp, chủ shop phục hồi qua thời Covid?
Các ứng dụng đồ ăn được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết với tính năng tìm kiếm đồ ăn gần đây nhất, đặc biệt trong thời gian giãn cách. Ứng dụng đặt xe trở thành đại chiến với Grab, Be, GoJek (đổi tên từ GoViệt) và tân binh Baemin.
Các ông lớn đua nhau phát triển các công cụ chuyển đổi số, các anh cả như VCCorp., FPT, Viettel,… đều giới thiệu các giải pháp của riêng mình. Đáng kể là VCCorp với gần 15 năm kinh nghiệm trong thị trường e-commerce đã phát triển trọn bộ công cụ marketing và bán hàng online được đánh giá là trọn vẹn và đầy đủ bậc nhất.
Được biết đến cách đây 5 năm với tính năng tự động trả lời bình luận, tin nhắn trên fanpage, nhưng phải đến khi dịch bệnh bùng phát, công cụ này mới thực sự hot, trở thành “cánh tay phải” cho các doanh nghiệp với mọi quy mô, thậm chí cần thiết với cả chủ shop nhỏ, shop online.
Câu chuyện kinh doanh của cô Tạ T. T. (64 tuổi) với việc kinh doanh bánh Trung Thu truyền thống tại quận Đống Đa cũng giống như câu chuyện của các chủ shop kinh doanh khác. Cô chia sẻ mỗi ngày tôi có khoảng hơn 500 đơn hàng thì hơn 2/3 đơn hàng là đặt một trong các loại bánh nướng hoặc bánh dẻo nhân đậu xanh hoặc thập cẩm truyền thống, nhân viên thì luôn chân tay sắp đồ nên không có ai để trực chat trên Facebook. Chính vì thế các đơn hàng mua những món thông dụng đều được chatbot tự động chăm sóc, nhận đơn, nhận thông tin ship hàng rất nhanh chóng. Có thể kể đến Chatfuel, Hanafunnel, Botbanhang, Chatbot của FPT, và nổi lên gần đây là Chatbot AI thông minh dành cho doanh nghiệp MSMEs của Bizfly và e-Shop chốt đơn trên chatbot dành cho chủ shop nhỏ.
Các ứng dụng quản lý khách hàng (CRM) cũng trở nên tối quan trọng vì doanh nghiệp có thời gian dành cho việc quản lý sắp xếp lại danh sách khách hàng tiềm năng – vốn là tài sản quý giá. Thống kê cho thấy, việc tìm các công cụ marketing automation trong đó có CRM tăng gấp khoảng 2,5 lần trong đợt dịch covid-19. Nhu cầu tìm hiểu cao, song việc áp dụng cho ra kết quả là cả một hành trình dài.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Tuấn Nguyễn – giám đốc Bizfly cho biết: ” Một số công cụ nước ngoài có quá nhiều tính năng, không phù hợp với thị trường Việt Nam, mất nhiều công sức để có thể hiểu và ứng dụng với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, công cụ CRM được cung cấp bởi các đơn vị trong nước hầu hết đều được lập trình trên mã nguồn mở, rất khó để “customize” (tùy biến – PV) dẫn đến khó kết nối với các công cụ khác hoặc lập trình theo ý muốn của doanh nghiệp.
Đặc biệt khi ứng dụng CRM, các doanh nghiệp sẽ có thể thu thập đầy đủ và tận dụng tối đa được tệp khách hàng của mình với những mô hình phễu marketing rất đơn giản đã được giới truyền thông trên nền tảng kĩ thuật số truyền tay nhau từ bao lâu nay.
Cơn bão dịch covid-19 đã tạm thời qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại còn rất nặng nề. Các ông lớn công nghệ vẫn đang ngày ngày thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do covid-19 bằng các gói hỗ trợ thông qua chính sách về giá, cung cấp thêm các công cụ hữu ích.
Theo GenK