Mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch mà bạn đã vạch ra sẵn. Cùng với một slogan: “Bạn sẽ phải đạt được nó”.

Mục tiêu cũng có nghĩa là đích đến của bạn qua những cống hiến, những nỗ lực, những phấn đấu.

Mục tiêu là động lực cho bạn tiến đến.

Mục tiêu cũng có nghĩa là kết quả cuối cùng của kế hoạch mà bạn đã ra.

Mục tiêu là hướng mà bạn quyết định đến và bạn hài lòng về nó.

Mục tiêu phù hợp là khi khả năng của bạn đáp ứng được, thích nghi được và tận dụng được.

Khi đặt ra mục tiêu phải xác định rằng mục tiêu đó là gì , có ích lợi gì và khả năng của bạn có làm được như vậy không?

Mục tiêu còn có nghĩa là tương lai; Và chúc cho tương lai của bạn, mục tiêu của bạn tốt đẹp!

 

Gamma NT

————————-

Thiết kế website mới chỉ là bước khởi đầu. Để thu được thành công, bạn phải duy trì, phát triển website đúng hướng. Hơn thế nữa, môi trường internet luôn thay đổi, và bạn cũng phải luôn thay đổi để đón đầu các xu hướng.

Website là bộ mặt, là hình ảnh của doanh nghiệp trên toàn cầu. Hàng ngày có hàng trăm đối tác, nhà đầu tư, khách hàng đến thăm website của bạn, và họ đọc thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, dịch vụ do công ty bạn cung cấp. Mặc dù sản phẩm và dịch vụ của bạn rất tốt và thương hiệu của bạn được đánh giá cao từ khách hàng nhưng chắc chắn rằng nếu bạn không cung cấp các nội dung hữu ích và cập nhật thường xuyên thì thương hiệu của bạn trên thị trường online sẽ bị suy giảm, bạn không hiểu được khách hàng của bạn muốn gì, tệ hơn nữa là các yêu cầu thông tin, dịch vụ của khách hàng luôn bị chậm trễ trong khâu phản hồi.

Cập nhật các tin tức liên quan, thông tin về doanh nghiệp, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách hàng… đó chính là các công việc của Quản trị nội dung Website (Content Management).

Quản trị nội dung là phần quan trọng nhất để một website được coi là hoàn chỉnh và đưa đến người sử dụng. Giống như việc xây dựng một website tương đương với việc xây xong một ngôi nhà mà chưa có nội thất hoặc cửa hàng mà chưa có sản phẩm, quản trị nội dung website chính là sắp xếp các sản phẩm sao cho phù hợp nhất, đầy đủ nhất cho ngôi nhà/gian hàng của bạn; cập nhật và đưa những gì cần thiết lên website, VD: hình ảnh, tin tức, sản phẩm…. Và công việc này được diễn ra liên tục, thường xuyên hàng ngày, hàng giờ.

Quản trị nội dung Website có thể hiểu là việc sử dụng trang quản trị website một cách thành thạo, chuyên nghiệp từ đó cho ra những bài biết có nội dung chất lượng, thân thiện với các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing…

Một website thường xuyên được cập nhật nội dung (thông tin, hình ảnh, tin tức,…) sẽ hấp dẫn người xem và được người xem đánh giá cao và sẽ giúp website có nhiều người truy cập hơn, từ đó, công ty/tổ chức sẽ có thêm nhiều khách hàng/đối tác từ website hơn.

 

>> Xem thêm: Dịch vụ Quản trị và Phát triển nội dung Website Doanh nghiệp

Gamma NT

—————————-

Google là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới, thu hút hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Ngoài tính năng tìm kiếm web cơ bản, Google Search còn cung cấp 22 dịch vụ miễn phí khác và khiến người sử dụng thực sự hài lòng về những dịch vụ này. Chính nhờ tính ưu việt của hệ thống tìm kiếm, quảng cáo trên Google thực sự hấp dẫn các khách hàng và trở thành cầu nối đưa các thông tin sản phẩm tới khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng nhất.

Adwords là dịch vụ khai thác quảng cáo của Google thực hiện trên công cụ tìm kiếm và các website trong hệ thống liên kết. Adwords đem lại hơn 90% lợi nhuận cho Google Inc và là nguồn thu chính của tập đoàn.

Google cung cấp giải pháp quảng cáo tài trợ Adwords cho khách hàng theo phương thức Pay per Click (trả tiền theo mỗi lượt nhấp chuột) với 3 hình thức chính:

 

• Quảng cáo từ khóa trên công cụ tìm kiếm.
• Quảng cáo từ khóa trên các websites.
• Quảng cáo banner trên các websites.

 

Thông điệp quảng cáo của khách hàng sẽ được hiển thị bên phải hoặc đôi khi phía trên các kết quả tìm kiếm đối với phương thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.

Thông điệp hoặc banner quảng cáo của khách hàng được hiển thị tại nhiều vị trí trên các website liên kết với phương thức quảng cáo trên website Publishers.

Quảng cáo Google Adwords ưu việt nhờ khả năng “hiểu biết” quảng cáo, xác định đúng nhóm đối tượng quan tâm tới quảng cáo đồng thời có nhiều tùy biến giúp khách hàng tối ưu hóa quảng cáo và chi phí:
• Hiển thị quảng cáo trong các khoảng thời gian nhất định.
• Hiển thị thông điệp quảng cáo theo đúng từ khóa lựa chọn.
• Hiển thị quảng cáo theo khu vực, quốc gia hay thậm chí toàn cầu.
• Định mức ngân sách quảng cáo theo ngày, theo giai đoạn.

 

Chính nhờ khả năng tùy biến quảng cáo cực kỳ linh hoạt, Google Adwords là sự lựa chọn hàng đầu trong các chiến dịch quảng cáo, giúp cho các doanh nghiệp có thể định hướng khách hàng cực kỳ hiệu quả.

 

Gamma NT (TH)

—————————-

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và TMĐT, ngày nay người ta đã tận dụng các ưu điểm của email để ứng dụng vào công việc kinh doanh trên Internet và hình thức này đã mang lại hiệu quả khá tốt.

Marketing bằng email là một hình thức mà người marketing sử dụng email, sách điện tử hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ.

Lợi ích của email marketing:

* Tiết kiệm rất nhiều thời gian: Sử dụng email để gửi thư và nhất là gửi với số lượng lớn đến nhiều địa chỉ khác nhau, thời gian mà bạn tiết kiệm được là rất lớn cũng như là chi phí cho việc gửi thư cũng thấp hơn nhiều.

* Chi phí rất thấp – Tạo ra lợi ích lớn: Chi phí marketing bằng email rất thấp nhưng lợi nhuận mà nó tạo ra lại rất lớn. Tại sao lại như vậy?… lợi nhuận mà bạn có thể nhận thấy dễ nhất đó là các chi phí mà bạn tiết kiệm được trong khi nó không phải là nhỏ.

* Đem lại những đơn đặt hàng bất ngờ: Việc marketing bằng email có thể đem lại cho bạn những đơn đặt hàng ngay sau khi bạn gửi thư chào hàng. Gửi thư chào hàng bằng email, thời gian gửi rất ngắn, khách hàng nhận được thư chào hàng trong khi đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Có thể họ sẽ thực hiện việc đặt hàng ngay lập tức và không cần đắn đo gì.
Hoạt động marketing bằng email gồm 2 hình thức:

* Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited Commercial Email), là một trong các hình thức marketing tốt nhất để tạo cho công việc kinh doanh của bạn phát triển, mang lại lợi nhuận nhanh chóng nhất với chi phí thấp nhất. Nhược điểm duy nhất của hình thức này là bạn phải được sự cho phép của người nhận.

* Email marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hay Unsolicited Commercial Email – UCE) còn gọi là Spam. Đây là hai hình thức marketing bằng email đầu tiên xuất hiện trên Internet. Nếu sử dụng hình thức email marketing này ở các nước phát triển thì bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối vì chủ nhân của hộp thư đó có thể kiện bạn và bạn sẽ bị phạt vì hành vi này. Tuy nhiên, spam không phải là luôn gặp rắc rối nếu bạn biết áp dụng nó một cách khôn ngoan để bổ trợ cho hình thức marketing cho phép.

 

Gamma NT

——————————-

Một trong các đặc trưng nổi bật phân biệt Portal với một Website thông thường là khả năng người dùng giao tiếp trực tuyến, hai chiều để khai thác các dịch vụ.

Nói chung Portal là một phương tiện để bạn có thể truy cập đến số lượng lớn dịch vụ. Trong khi đó, Website bản thân đó là một điểm đến để tham khảo thông tin.

Thuật ngữ Website thường ám chỉ đến một vị trí trên mạng toàn cầu (Internet) duy nhất và có thể truy cập đến thông qua một địa chỉ (thuật ngữ tin học gọi là URL). Với định nghĩa này, Portal thực tế cũng là một website mà thôi. Có thể xem đây là điểm giống nhau cơ bản của hai sản phẩm này.

Tuy nhiên, sự khác biệt chính của hai đối tượng này dựa vào nội dung và chủ đề của chúng. Một Website cũng có xem như là một Portal nếu nó truyền thông tin từ những nguồn độc lập nào đó mà không thật sự cần thiết kết nối với chủ đề.

Có thể phân tích điểm khác biệt của Website và Portal theo những tiêu chuẩn sau:

* Tính xác thực (Authentication):

– Portal: Cung cấp đặc tính Logging-In. Từ đó, portal sẽ cung cấp những thông tin tương ứng với việc xác thực bạn là ai. Rõ ràng, nếu một doanh nghiệp thành lập một cổng thông tin (portal), khách hàng (customers), đối tác (suppliers) sẽ nhận những thông tin khác nhau.

– Website: Không cần thiết phải có chức năng login.

* Khả năng cá nhân hoá (Personalization):

– Portal: Nội dung hạn chế và tập trung (Limited, focused content). Cắt giảm nhu cầu thăm nhiều website khác. Chỉ tập trung vào nội dung của cổng thông tin đó.

– Website: Nội dung mở rộng và không tập trung (Extensive, unfocused content) viết cho tất cả mọi người.

* Khả năng tùy biến (Customization):

– Portal: Bạn được phép tổ chức và chọn lựa những nội dung mà bạn cần muốn sử dụng cũng như truy cập.

– Website: Vì nội dung dàn trải nên được cung cấp thêm tính năng tìm kiếm nhưng không tùy chỉnh theo mong muốn của bản thân được tốt nhất. Nội dung dành cho tất cả khán thính giả.

Gamma NT (TH)

——————————

* Nhìn nhận từ góc độ quảng cáo truyền thông: Website doanh nghiệp (Business website) là một công cụ, một phương tiện truyền thông quan trọng truyền tải những thông tin, quá trình hoạt động của doanh nghiệp tới công chúng. Việc thể hiện các thông tin (truyền tải thông tin) trên website đến khách hàng được đa dạng hóa với đầy đủ các hình thức không giới hạn: Văn bản (chữ viết) hình ảnh (động, tĩnh), video (phóng sự, TVC quảng cáo), âm thanh sống động (âm nhạc, lời giới thiệu, lời quảng cáo, lời truyền thông)…

Có thể hiểu Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet, nó bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

* Ở góc độ kỹ thuật: Website doanh nghiệp là một loại hình của Website, bởi vậy nó cũng phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của một Website thông thường.

* Ở góc độ nội dung: Một Website doanh nghiệp thường bao gồm những phần nội dung thiết yếu sau:

1. Giới thiệu: Bao gồm những thông tin chung giới thiệu chung về doanh nghiệp như: lịch sử hình thành công ty, cơ cấu tổ chức, thành tích đạt được, thông điệp doanh doanh nghiệp: Sứ mệnh tầm nhìn, giá trị cốt lõi…)

2. Sản phẩm – Dịch vụ: Bao gồm các thông tin về sản phẩm dịch vụ/ dịch vụ mà công ty cung cấp, các dự án mà công ty đã thực hiện để khách hàng có ấn tượng và cảm nhận tốt về sản phẩm dịch vụ mà quý công ty cung cấp.

3. Tin tức: Cung cấp các thông tin để hỗ trợ khách hàng hiểu rõ hơn về các hoạt động của công ty, các thông tin, chính sách đối với khách hàng…

4. Hướng dẫn – Chính sách: Cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v… Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

5. FAQ – Những câu hỏi thường gặp: Chức năng này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm – dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến… đến doanh nghiệp.

6. Tuyển dụng: Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình.

7. Form liên hệ: Đây là phần quan trọng để những khách hàng tiềm năng của bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, cũng như những cơ hội hợp tác kinh doanh. Đừng quên đặt kèm tên công ty, website, email, số điện thoại, và số fax của công ty bạn.

8. Các chức năng hỗ trợ: Thống kê, Liên kết, Tìm kiếm, Thư điện tử, Bình chọn…

9. Các chức năng tham khảo: Chứng khoán, Thời tiết, Giá vàng – Ngoại tệ, Hỗ trợ trực tuyến…

Tham khảo:

>> Các tính năng cần có của một Website Doanh nghiệp

>> Tại sao doanh nghiệp bạn cần có website?

Gamma NT

———————–

Hệ thống nhận diện thương hiệu (CIP – Corporate Identity Program), là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng, bao gồm: tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với Khách hàng như: Logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, công ty ca, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo trên Media; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalog, cờ, áo, mũ…); các phương tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một HTND Thương hiệu là tính đại chúng.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một trong những công cụ Marketing không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp. Đây chính là công cụ để giới thiệu hình ảnh của công ty bạn đến với các đối tác; nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.

* Thông thường, bộ CIP thường bao gồm ba phần chính là phần logo, phần vật phẩm nội bộ và phần vật phẩm đối ngoại:

+ Phần logo bao gồm những yếu tố sau: ý nghĩa logo, kích thước chuẩn, bộ màu chuẩn (CMYK, Panton…), vùng an toàn, tra cứu nhanh, font chữ chủ đạo…

+ Phần vật phẩm nội bộ bao gồm tông màu sử dụng cho vật phẩm nội bộ, giấy ghi chú, danh thiếp, phong bì, bìa kẹp, nhãn CD, túi giấy, giấy in văn bản…

+ Phần vật phẩm đối ngoại bao gồm tông màu sử dụng cho thiết kế vật dụng quảng cáo (POSM), áp phích, băng rôn, tờ rơi, presentation, trang web, áo mưa, cửa hàng, đồng phục…

Tùy đặc điểm doanh nghiệp mà công ty sáng tạo quảng cáo sẽ phát triển thêm một số vật dụng riêng biệt theo yêu cầu của doanh nghiệp nhưng nhìn chung sẽ bao gồm ba phần chính như đã kể trên.

Gamma NT

—————————-

Bài viết này xin giới thiệu một khái niệm về portal để quý vị có cái nhìn tổng quát về một hệ thống cổng thông tin điện tử tích hợp (portal) là gì, có những tính năng cơ bản nào và có thể phục vụ cho hoạt động điều hành và cung cấp thông tin ra sao.

Khái niệm cổng thông tin (portal)

Có nhiều khái niệm/định nghĩa về cổng thông tin điện tử tích hợp khác nhau, và cho đến nay chưa có khái niệm/định nghĩa nào được coi là chuẩn xác. Trong phạm vi này, chúng ta tạm sử dụng khái niệm sau cho cổng thông tin điện tử tích hợp (portal):

Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web”.

Phân loại cổng thông tin

Cổng thông tin cung cấp cho người dùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với nhiều nhu cầu khác nhau, có thể phân loại các công thông tin (portal) như sau:

• Cổng thông tin công cộng (Public portals): ví dụ như Yahoo, loại cổng thông tin này thường được sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho phép cá nhân hoá (personalization) các website theo tuỳ từng đối tượng sử dụng.

• Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc “Corporate Desktops”): được xây dựng để cho phép các thành viên của doanh nghiệp sử dụng và tương tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp.

• Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): ví dụ như eBay và ChemWeb, cổng thông tin này là nơi liên kết giữa người bán và người mua.

• Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ như SAP portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau.

Các tính năng cơ bản của một portal

Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung một số tính năng cơ bản. Các tính năng này là được sử dụng như là một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin với một website tổng hợp tin tức, với ứng dụng quản trị nội dung web (web content management system – Web CMS), hoặc với một ứng dụng chạy trên nền tảng Web (web application).

Các tính năng cơ bản (bắt buộc phải có) của một portal bao gồm:

1. Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization): cho phép thiết đặt các thông tin khác nhau cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu. Tính năng này dựa trên hoạt động thu thập thông tin về người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm được yêu cầu.

2. Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation): cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng (user-specific context), ví dụ như đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực thì sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin.

3. Xuất bản thông tin (Content syndication): thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Web site khác nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn.

4. Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support): cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax…. một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng khi hệ thống xác định được thiết hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên màn hình của thiết bị di động.

5. Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On – SSO): cho phép dịch vụ xuất bản thông tin hoặc các dịch vụ khác của portal lấy thông tin về người dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trong portal sẽ phát triển một cách nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứng dụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin người dùng.

6. Quản trị portal (Portal administration): xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau.

7. Quản trị người dùng (Portal user management): cung cấp các khả năng quản trị người dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng của portal. Tại đây, người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một công thông tin công cộng (như Yahoo, MSN…) hoặc được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng đối với các công thông tin doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ vào từng kiểu portal mà số lượng thành viên có thể từ vài nghìn tới hàng triệu.

Hiện tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai trò (Role-based security) được sử dụng như một tiêu chuẩn để cung cấp thông tin phân quyền sử dụng cho các đối tượng khác nhau trong các portal cũng như các ứng dụng Web.

 

Gamma NT (TH)

———————-

Phát triển thương hiệu trực tuyến (online) là một nhánh trong chiến lược phát triển thương hiệu chung của mọi doanh nghiệp. Cũng giống như làm thương hiệu offline, làm thương hiệu online đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa rất nhiều loại hình khác nhau từ bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến tới email markteting và quảng cáo trực tuyến, từ sự kiện tới tham gia mạng xã hội, quảng cáo từ khóa, làm SEO… Nhiều chiến lược mở thương hiệu truyền thống không còn thể hiện được thành công như trực tuyến. Đó là bởi vì không như những phương tiện truyền thông đại chúng khác, Internet là một kênh tương tác có thể kết hợp được cả văn bản, hoạt động, âm thanh và cả thiết kế nhằm tạo nên một thương hiệu hoàn toàn mang tính cá nhân.

Cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu điện tử chính là trang web. Một trang web được thiết kế tốt đòi hỏi phải có lời giới thiệu độc đáo hơn, một biểu tượng thuyết phục hơn và cả những đồ họa lôi cuốn hơn. Như vậy, nó đòi hỏi những cân nhắc mới trong việc truyền thông với các khách hàng, các đối tác và cả những nhà cung cấp trong một thị trường toàn cầu năng động. Để phát triển được một thương hiệu điện tử thành công, trước tiên cần phải tạo được một trang web “kết dính” bởi chính nó là cái sẽ cổ vũ những người vào xem “quanh quẩn” bên nó nhiều hơn thay vì hứng thú “nhẩy” vào trang khác.

Để xây dựng một chương trình thương hiệu trực tuyến cả năm, đòi hỏi marketer phải có kiến thức tổng quan về internet và các công cụ marketing online. Điều này không phải marketer nào cũng có thể nắm vững.

 

Tham khảo thêm:

>> Tư vấn giải pháp phát triển thương hiệu online
>> Phát triển thương hiệu trực tuyến: Nội dung phải đặc sắc

Gamma NT

——————-

Công việc thiết kế và lập trình Web doanh nghiệp do Công ty Gamma NT thực hiện sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày.

Chi tiết mời xem:

>> Lịch trình chi tiết thực hiện thiết kế & lập trình Web doanh nghiệp
>> Tiến độ thực hiện thiết kế & lập trình Web doanh nghiệp

>> Quy trình thiết kế Website

———————