* Nhìn nhận từ góc độ quảng cáo truyền thông: Website doanh nghiệp (Business website) là một công cụ, một phương tiện truyền thông quan trọng truyền tải những thông tin, quá trình hoạt động của doanh nghiệp tới công chúng. Việc thể hiện các thông tin (truyền tải thông tin) trên website đến khách hàng được đa dạng hóa với đầy đủ các hình thức không giới hạn: Văn bản (chữ viết) hình ảnh (động, tĩnh), video (phóng sự, TVC quảng cáo), âm thanh sống động (âm nhạc, lời giới thiệu, lời quảng cáo, lời truyền thông)…
Có thể hiểu Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet, nó bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
* Ở góc độ kỹ thuật: Website doanh nghiệp là một loại hình của Website, bởi vậy nó cũng phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của một Website thông thường.
* Ở góc độ nội dung: Một Website doanh nghiệp thường bao gồm những phần nội dung thiết yếu sau:
1. Giới thiệu: Bao gồm những thông tin chung giới thiệu chung về doanh nghiệp như: lịch sử hình thành công ty, cơ cấu tổ chức, thành tích đạt được, thông điệp doanh doanh nghiệp: Sứ mệnh tầm nhìn, giá trị cốt lõi…)
2. Sản phẩm – Dịch vụ: Bao gồm các thông tin về sản phẩm dịch vụ/ dịch vụ mà công ty cung cấp, các dự án mà công ty đã thực hiện để khách hàng có ấn tượng và cảm nhận tốt về sản phẩm dịch vụ mà quý công ty cung cấp.
3. Tin tức: Cung cấp các thông tin để hỗ trợ khách hàng hiểu rõ hơn về các hoạt động của công ty, các thông tin, chính sách đối với khách hàng…
4. Hướng dẫn – Chính sách: Cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v… Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
5. FAQ – Những câu hỏi thường gặp: Chức năng này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm – dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến… đến doanh nghiệp.
6. Tuyển dụng: Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình.
7. Form liên hệ: Đây là phần quan trọng để những khách hàng tiềm năng của bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, cũng như những cơ hội hợp tác kinh doanh. Đừng quên đặt kèm tên công ty, website, email, số điện thoại, và số fax của công ty bạn.
8. Các chức năng hỗ trợ: Thống kê, Liên kết, Tìm kiếm, Thư điện tử, Bình chọn…
9. Các chức năng tham khảo: Chứng khoán, Thời tiết, Giá vàng – Ngoại tệ, Hỗ trợ trực tuyến…
Tham khảo:
>> Các tính năng cần có của một Website Doanh nghiệp [1]
>> Tại sao doanh nghiệp bạn cần có website? [2]
Gamma NT
———————–