1. Tên miền (domain): Tên miền [1] chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng như www.abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn… Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc. com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế.
Các khái niệm khác liên quan đến tên miền:
– URL là gì?: URL viết tắt từ “Universal Resource Locator”. Dùng để định nghĩa một website. Ví dụ: URL của VNT Data là http://www.vnt.net.vn
– IP là gì?: IP là một con số được định danh cho một máy tính kết nối với Internet . Ví dụ: IP 210.245.130.10. Tên miền có thể dùng IP đó để đặt website.
– DNS là gì?: DNS viết tắt của “Domain Name Server”.Tức khi bạn gõ tên miền trên trình duyệt , Một tên miền sẽ được “Domain Name Server” của nó chuyển đến một địa chỉ IP và sẽ báo cho máy tính biết và tìm đến website.
2. Web Hosting (hay lưu trữ web) là gì?
Web Hosting là nơi lưu trữ tất cả các trang Web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của Website trên một máy chủ Internet, Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
Nói một cách đơn giản, Web Hosting tương đương với trụ sở làm việc hay phòng giao dịch của một doanh nghiệp trong đời thường. Khi bạn thuê một Web Hosting, điều đó cũng giống như bạn thuê một phòng trong một cao ốc để làm văn phòng hay trụ sở làm việc.
3. Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): Muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ – server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn. Giá hosting tùy theo cấu hình host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ.
4. Dung lượng host và dung lượng truyền (transfer): Dung lượng host là số MB dành để chứa dữ liệu. Ví dụ host 100MB cho doanh nghiệp 100MB để chứa file, cơ sở dữ liệu, email… Dung lượng truyền của host là tổng số MB dữ liệu, file… truyền ra truyền vào (download, upload) máy chủ nơi host website trong mỗi tháng.
Khi doanh nghiệp mua host cho website, cần ước tính dung lượng truyền theo công thức sau: Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = Số lượt truy cập website trong tháng x Số trang bình quân mỗi lượt người xem x Số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB).
Ví dụ: Ước tính website của doanh nghiệp sẽ có khả năng đón 10.000 lượt người xem trong tháng, mỗi lượt người sẽ xem bình quân 10 trang, mỗi trang web nặng bình quân 100KB, vậy doanh nghiệp cần dung lượng truyền là (10.000 x 10 x 100)/1.000.000 = 10GB/tháng.
5. FTP là gì?
FTP là viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol – là một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật website của mình một cách dễ dàng.
6. Các ngôn ngữ lập trình web phổ biến?
– PHP: Được chạy trên máy chủ Linux hoặc Windows. Với đặc điểm mạnh mẽ, dễ viết, dễ dùng, dễ phát triển. Cặp đôi với PHP là cơ sở dữ liệu MySQL. PHP đã trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay.
– ASP: Chạy trên máy chủ Windows, thường sử dụng cơ sở dữ liệu Access, được Microsoft phát triển nhắm vào các đối tượng ứng dụng văn phòng.
– ASP.NET: Chạy trên máy chủ Windows. Được Microsoft xây dựng trên nền tảng .NET, kết hợp với cơ sở dữ liệu MSSQL Server khiến cho ASP.NET trở nên một địch thủ đáng gờm đối với bất kỳ một ngôn ngữ lập trình web nào.
– JSP, CGI, Python: Chạy trên máy chủ Windows hoặc Linux. Đã từng nổi đình nổi đám một thời. Tuy nhiên hiện nay đã không còn phổ biến.
7. Hacker/Hacking: Hacker là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật. Nói chung, không một website nào trên thế giới dám tuyên bố bảo mật tuyệt đối. Hacker có thể cướp tên miền của website, có thể thay đổi nội dung của website, có thể tấn công ồ ạt (các lệnh yêu cầu server hoạt động) làm cho website bị “tê liệt” trong một khoảng thời gian. Những việc này doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ host của mình xem họ có chính sách phục hồi sau khi bị hack như thế nào.
Gamma NT