- Gamma NT - https://congngheweb.vn -

Làm gì để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp?

Nhiều hạn chế trong đăng ký kinh doanh

Thị trường bất động sản đã từng xảy ra một số tranh chấp lớn liên quan đến việc vi phạm nhãn hiệu, hình ảnh doanh nghiệp. Chẳng hạn như vụ Tràng An hay các trường hợp công ty trùng tên như Nam Tiến, Hưng Thịnh, Vincom… Thực tế này một phần đến từ quá trình đăng ký kinh doanh đang bị “nới lỏng”, mức độ xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe dẫn đến “nhờn” luật.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ – Cục Sở hữu trí tuệ, cho biết thương hiệu là một chủ đề rất rộng. Trong khi hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào nói về việc nhà nước bảo vệ thương hiệu, mà chỉ có các đối tượng được quyền sở hữu trí tuệ từ sáng chế, giải pháp hữu ích, thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bí quyết thương mại…

Làm gì để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp?

Nhái tên mi?n, slogan, hình ?nh...d? án là th?c t? hi?n h?u khi?n nhi?u DN ??a ?c chân chính tr?n tr?.

Quá trình đăng ký kinh doanh đang bị “nới lỏng” dẫn đến tình trạng “copy” thương hiệu, hình ảnh. Ảnh: Internet

Ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SLAW, cho rằngnhãn hiệu doanh nghiệp gồm 3 yếu tố: tên dự án, logo và slogan. Theo quy trình, một doanh nghiệp bất động sản phát triển dự án như khu nghỉ dưỡng, chung cư, văn phòng, ban đầu bộ phận truyền thông sẽ tìm kiếm công ty tư vấn thương hiệu để lựa chọn tên cho dự án theo yêu cầu chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn thương hiệu này sẽ đưa ra từ 5 – 7 tên gọi và chủ đầu tư sẽ dùng những tên gọi đó nhờ công ty sở hữu trí tuệ lựa chọn, rà soát tránh những tên đã trùng và tiến hành đăng ký. Sau khi đăng ký thì thiết kế logo, slogan.

Có một thực tế là, theo ông Hà, một số doanh nghiệp trẻ, hoặc startup khi đăng ký tên doanh nghiệp thường lấy những tên giống các doanh nghiệp lâu đời, nối tiếng hoặc thành công… và thêm các chữ cái khác hoặc chỉ có sự thay đổi một chút. Chính điều này cũng đã là sự “cố ý” tạo ra sự nhầm lẫn thương hiệu.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, ngoài logo, hiện nay hình ảnh doanh nghiệp, dự án cũng đang bị vi phạm nghiêm trọng.

“Gần đây có một đơn vị quảng cáo bán căn hộ Tràng An đã lấy hình ảnh của chúng tôi.

Dự án của chúng tôi bị trùng lặp với dự án ở 149 Trường Chinh và một công ty môi giới đã lấy hình ảnh của chúng tôi để quảng cáo cho dự án ở Trường Chinh. Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ quan nào xử lý vấn đề này nên chúng tôi cũng chỉ biết đợi họ gỡ bỏ xuống từ các trang online”, ông Hiệp chia sẻ.

Với kinh nghiệm là một đơn vị từng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng để xây dựng được một thương hiệu nói chung và thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản nói riêng đòi hỏi cả một quá trình và tốn rất nhiều công sức, thậm chí đó là trí tuệ của cả một tập thể.

Giá trị của nhãn hiệu được thể hiện ở chỗ, cũng là một sản phẩm dịch vụ, nhưng khi là dịch vụ của một công ty lớn có giá trị thương hiệu lâu năm, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, chi phí phải trả cho các doanh nghiệp này thường lớn hơn từ 3 – 4 lần, vì trong đó bao gồm chi phí phải trả cho giá trị thương hiệu.

Ông Đính chia sẻ, doanh nghiệp của ông sau khi cổ phần hoá, đi đăng ký lại tên thì không thể đăng ký được vì tên đó đã có doanh nghiệp khác đăng ký. Do đó, đơn vị của ông đã phải thêm hai chữ nữa vào tên cũ mới có thể đăng ký được.

“Điều này cho thấy, một hạn chế hiện nay trong việc đăng ký kinh doanh đó là mới chỉ đăng ký bằng tên và địa chỉ. Còn những yếu tố khác như hình ảnh, logo, slogan của doanh nghiệp thì chưa được chú trọng. Thiết nghĩ, nên bổ sung các yếu tố này vào thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, bởi dường như những thủ tục này hiện đang lỏng lẻo”, ông Đính nói.

Bảo vệ thương hiệu, cách nào?

Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation, nhận định phần lớn dự án tranh chấp, nhầm lẫn thương hiệu đều rơi vào các thương hiệu không có tính biểu trưng cao, cách đặt tên không đặc thù, không được bảo vệ thương hiệu bài bản, hình ảnh dự án chưa nổi tiếng tới mức người tiêu dùng thông thường có thể nhận ra. Như vậy có thể thấy, chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp chưa đạt được khả năng giúp người tiêu dùng bình thường có thể phân biệt được.

lam-gi-de-bao-ve-thuong-hieu-doanh-nghiep-1

Các bước đăng ký độc quyền sáng chế. Ảnh: Internet

Theo ông Vinh, thương hiệu doanh nghiệp có 2 phần là hữu hình (hình ảnh có thể nhìn thấy) và vô hình. Nhãn hiệu là phần hữu hình. Nhà nước có thể bảo hộ hữu hình, còn giá trị vô hình tự doanh nghiệp phải tự bảo vệ. Bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp có thể đến cơ quan về sở hữu trí tuệ, nhưng bảo hộ thiết kế hình ảnh, công trình thì phải tìm đến cơ quan về bản quyền tác giả. Về pháp lý thì cả 2 việc đó doanh nghiệp phải làm.

Song song với nó cần bảo hộ bằng hoạt động truyền thông, xây dựng hoạt động truyền thông chonhãn hiệu, hình ảnh trên các “điểm chạm” người tiêu dùng có thể tiếp xúc, từ đó có thể tránh sự trùng lắp trong tương lai,tránh những thiệt hại sau này.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, luật yêu cầu các doanh nghiệp tự bảo vệ mình, trong những trường hợp bị nhầm lẫn thương hiệu, Nhà nước sẽ không thay thế doanh nghiệp trong việc bảo hộ thương hiệu. Nếu phát hiện ra việc bị “nhái” thương hiệu nên áp dụng biện pháp hành chính, dân sự để bảo vệ… bởi Nhà nước không thể đủ nguồn lực để bảo vệ doanh nghiệp.

Ông Đính của Hội môi giới bất động sản Việt Namcho biết, mỗi năm, doanh nghiệp ông thường nhắc lại các nhãn hiệu thuộc thương hiệu của mình. Ví dụ như tên, logo, slogan, kiểu dáng công nghiệp của từng loại sản phẩm, các sản phẩm sáng chế… Nếu doanh nghiệp nào sử dụng mà không xin phép thì đều là vi phạm.

Đồng tình với quan điểm này, ông Hà chia sẻ, khi doanh nghiệp phát hiện ra trường hợp doanh nghiệp khác vi phạm về thương hiệu của mình thì chụp lại bằng chứng, gửi giám định vi phạm đó. Dựa vào kết quả giám định này, các văn phòng luật sư được thuê để bảo vệ cho quyền của doanh nghiệp bị xâm phạm sẽ gửi thư cảnh báo trong một khoảng thời gian nhất định, yêu cầu cải chính công khai và xin lỗi. Trong trường hợp, doanh nghiệp xâm phạm không cải chính công khai thì sẽ đưa ra toà để xử lý.

Ông Vinh của Tập đoàn Le Invest cho rằng, nếu bảo vệ nhãn hiệu một cách toàn diện có gắn kèm với hình ảnh, logo, tính bảo hộ sẽ cao hơn. Bởi có những thương hiệu nghe thôi thì không thể phân biệt được cho đến khi nhìn thấy.

Vì vậy, ông Vinh đề xuất có 2 cách đặt tên. Trước tiên có thể là đặt tên chung, nhưng không liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, sử dụng từ vô nghĩa, nếu ghép chung vào sẽ thành những từ vô nghĩa. Ba là, lấy tên theo công ty mẹ đã được bảo hộ, ví dụ như Vingroup.

Cũng có ý kiến cho rằng, khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp nên đăng ký các thương hiệu bao vây để tránh nhầm lẫn trong tương lai giảm thiểu sự tranh chấp trong bảo vệ quyền thương hiệu của mình. Ngoài ra, cần có một đầu mối ghi nhận các tranh chấp thông qua đường dây nóng.

Hiện nay, chi phí để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trong thời gian 10 năm chưa đến 100 USD. Vì vậy, trước khi xảy ra các trường hợp bị vi phạm, làm nhái thương hiệu, doanh nghiệp nên tự bảo vệ mình bằng việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà còn là bảo vệ khách hàng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần đưa ra chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chế tài đối với các đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều tranh chấp về thương hiệu.

Theo cafeland