- Gamma NT - https://www.congngheweb.vn -

Thêm chất cho doanh nghiệp

tyuytu

Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO chú trọng tới DNNVV khu vực nông thôn

 

CôngThương – Trong nền kinh tế hiện nay, khu vực DNNVV chiếm 95% trên tổng số doanh nghiệp (DN) của Việt Nam (VN), tạo ra khoảng 60% GDP và hơn 90% việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, DNNVV đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả, sức cạnh tranh. Nhằm tăng cường năng lực cho Hiệp hội DNNVV VN và các thành viên, Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO đã giành 289.406 USD cho dự án hỗ trợ các DNNVV (chú trọng tới DNNVV khu vực nông thôn) trong quá trình hội nhập.

 

Hỗ trợ DNNVV luôn là vấn đề thời sự và được chú ý. PGS.TS Nguyễn Quân – Đại học Kinh tế Quốc dân – nhận định, DNNVV có quy mô nhỏ, hoạt động mang tính đơn lẻ, nên dễ bị tổn thương bởi những tác động của khủng hoảng kinh tế. Việc hình thành hệ thống Văn phòng tư vấn và cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV là cần thiết nhưng để bền vững cần lưu ý đến nội dung, phương pháp hoạt động; tăng cường chia sẻ thông tin, nỗ lực kết nối với các đối tác, các đơn vị liên quan và có kế hoạch truyền thông.

 

Tăng cường năng lực được TS.Nguyễn Nghĩa – Hội Sở hữu trí tuệ VN – cho là phương án nâng cao sức cạnh tranh tốt nhất cho DNNVV hiện nay. Nhưng dự án chưa nhấn mạnh vấn đề đổi mới. VN gia nhập WTO, có hơn 150 nước thành viên mở cửa với VN. DNNVV phải thay đổi quan điểm truyền thống, bằng quan điểm khoa học, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. DN cần đổi mới phương thức kinh doanh, tăng cường ý thức cạnh tranh như một động lực thay vì thụ động chờ đợi. Trong quá trình ra quyết định, DN phải dựa vào thông tin, ý thức về sự đổi mới khoa học, công nghệ, bởi thông tin để tạo ý tưởng, tạo ra sự đổi mới và nó đặc biệt quan trọng khi VN đang dần hình thành nền kinh tế tri thức.

 

 

TS.Phạm Thế Hưng – Giám đốc dự án:

Sau 18 tháng triển khai, dự án đã đạt được 3 kết quả chính. Thứ nhất, mô hình chuẩn của Văn phòng tư vấn và cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV được xây dựng, triển khai thí điểm và nhân rộng. Thứ hai, hệ thống thu thập thông tin hiện trạng và phân tích chính sách hỗ trợ các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV ở khu vực nông thôn được xây dựng và đưa vào áp dụng. Thứ ba, đề xuất kiến nghị về chính sách hỗ trợ các DNNVV ở khu vực nông thôn được đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền.

DN phải đổi mới chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn quốc tế” – TS.Nghĩa nói và phân tích, hiện nay, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã thay đổi phương pháp tiếp cận thành “điều tra đổi mới” trong khi VN vẫn dừng lại ở “đánh giá trình độ công nghệ”. Đổi mới khoa học công nghệ sau gia nhập WTO có lợi cho việc lan tỏa đối với sản phẩm hàng hóa của VN. Nhập khẩu và ứng dụng công nghệ cao để tạo ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Nhưng về lâu dài, cần chú trọng đổi mới lần hai. TS.Nghĩa giải thích, sau khi nhập khẩu công nghệ, DN hấp thu và dừng lại đó thì chưa đủ, mà phải tiến hành đổi mới lần hai để tạo ra công nghệ mới, thậm chí được cấp bằng sáng chế mới.

 

Vấn đề thông tin, theo TS.Nghĩa cũng rất quan trọng trong việc nhập khẩu công nghệ, ứng dụng công nghệ. Đặc biệt là việc kết hợp giữa sản xuất và nghiên cứu. Hiện kết hợp 3 nhà tại VN còn rất yếu. Vì vậy, DN phải can thiệp vào khoảng trống, đi vào các phân khúc nhỏ của thị trường bằng lợi thế đi sau. TS.Nghĩa khẳng định: “DN phải mượn “bộ não” bên ngoài để đẩy mạnh tiến bộ công nghệ của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm chi phí đầu tư công nghệ”.

 

Hâu hết DNNVV VN sử dụng chế độ gia đình để quản lý. Thể chế này thiếu sự cạnh tranh công bằng, không thích hợp với sự cạnh tranh thị trường gay gắt sau khi gia nhập WTO. TS.Nghĩa cho rằng, DNNVV phải hiểu chính xác bản thân và khai thác đầy đủ thị trường, đổi mới thiết bị, chú trọng đào tạo và sử dụng nhân tài. Trong nền kinh tế tri thức, DN nào có nhân tài quản lý, nhân tài công nghệ thì đơn vị đó có sức cạnh tranh mạnh nhất và có thị trường mạnh nhất.

Theo Công thương