1. Đa dạng hóa
Có thể bạn đã đọc được ở đâu đó về chuyện Facebook thay đổi thuật toán [1] của họ. Nếu bạn đang điều hành một fanpage [2] kinh doanh hay quảng bá thương hiệu [3], thì một nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ có 6% những người theo dõi trang web [4] xem được các post bạn đưa lên. Các chuyên gia cho biết, con số này sẽ còn tiếp tục lao dốc, thậm chí xuống tới mức 1%.
Facebook [5] thay đổi thuật toán nhằm tăng lợi nhuận quảng cáo [6]. Và việc này làm lộ ra điểm yếu tiềm tàng trong các chiến lược tiếp thị mạng xã hội [7] của nhiều doanh nghiệp: việc quá lệ thuộc vào một nền tảng truyền thông duy nhất sẽ đẩy bạn vào tình huống phải phó mặc mình cho sự thay đổi ngẫu hứng của nó. Bất kể việc nền tảng này sẽ tiêu vong hay đơn giản chỉ là thay đổi các quy tắc, việc “đặt trứng vào một rổ” sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.
2. Chú ý hơn tới Google+ [8]
Các doanh nghiệp nên dành sự chú ý đặc biệt cho Google+ [9]. Trang này đã và đang đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống thuật toán xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google [10]. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người trong lĩnh vực SEO [11] (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), chuyên gia Matt Cutts của Google khẳng định, Facebook và Twitter không có tác dụng gì cho việc thăng bậc của website thông qua các thủ thuật SEO, do các trang này hạn chế Google tiếp cận và thu thập dữ liệu. Do đó Google sẽ sử dụng dữ liệu từ trang nhà Google+ để góp phần vào việc xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Google+ cũng là cách tốt nhất để truy cập vào Google Authorship (công cụ xác lập quyền tác giả của Google), đây là công cụ đóng vai trò rất lớn trong SEO.
Google Authorship giúp các cỗ máy tìm kiếm xác định nội dung của bạn, quy nội dung đó về với đúng tác giả thực sự và xây dựng một danh mục hồ sơ cho từng tác giả gọi là Author Rank (thứ hạng tác giả) – một thuật toán tính điểm dựa trên lịch sử xuất bản hay đưa ra ý kiến chuyên môn của người đó.
Trong hầu hết các trường hợp, hình ảnh tác giả xuất hiện bên cạnh nội dung của họ trong các kết quả tìm kiếm sẽ làm tăng tính minh bạch và tỷ lệ người xem.
3. Sự cộng hưởng của truyền thông xã hội, SEO và nội dung sáng tạo
Các chuyên gia tiếp thị [12] trực tuyến đã quên đi quan điểm: truyền thông xã hội, SEO và tiếp thị nội dung là những hoạt động độc lập. Tiếp thị [13] truyền thông xã hội quyết định tới việc nội dung sẽ được xem và chia sẻ như thế nào.
Nội dung và tiếp thị có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động SEO – đặc biệt là khi Google cập nhật thuật toán mới nhất. Bạn cần nghĩ về ba “cột trụ” trong việc tiếp thị trực tuyến: SEO, nội dung và truyền thông mạng xã hội. Đó sẽ là một hệ thống hoạt động đồng bộ để tăng tính minh bạch, gây dựng thương hiệu và cuối cùng là kiếm được nhiều khách hàng và tăng doanh thu.
4. Nội dung tác động đến thị giác sẽ thắng thế
Ước tính khoảng 63% mạng truyền thông xã hội có tích hợp hình ảnh. Hình ảnh đóng vai trò ngày càng quan trọng trên các trang mạng xã hội phục vụ kinh doanh. Một nghiên cứu cho thấy, 29% người dùng của Pinterest đã mua một sản phẩm sau khi hình ảnh của nó được đăng tải.
Các video cũng phổ biến hơn bao giờ hết, với sự góp mặt của các mạng như Vine và Instagram. Infographic là một công cụ quảng cáo khác đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp có quá nhiều dữ liệu và muốn lồng ghép những câu chuyện vào những dữ liệu đó.
Không phải mạng xã hội nào cũng tốt, hãy dành thời gian để tìm cách kể câu chuyện của doanh nghiệp một cách sống động và thử nghiệm nó dưới các dạng thức khác nhau. Việc này sẽ thổi một làn gió mới vào chiến lược tiếp thị mạng xã hội của bạn.
5. Truyền thông xã hội là công cụ xây dựng thương hiệu
Nên dùng các kênh truyền thông xã hội như công cụ để xây dựng thương hiệu. Hãy xây dựng thương hiệu của bạn trên bất cứ mạng xã hội nào giúp cải thiện SEO và doanh thu.
Những gì bạn thể hiện trên các trang mạng xã hội của bạn có phù hợp với tiêu chí chung của thương hiệu? Bạn có thường xuyên chọn đăng các trạng thái (status) có thông điệp cần thiết và phù hợp với thương hiệu bạn đang gầy dựng? Năm nay, bạn nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu thông qua các tương tác trên mạng xã hội.
Một bài học rút ra từ sự phát triển của mạng xã hội: Ai có phương thức tiếp cận linh hoạt và tập trung nhất sẽ đạt tỷ lệ hoàn vốn cao nhất. Bạn hãy dành thời gian để hiểu các xu hướng chung và tập trung vào các mục tiêu trọng yếu, và bắt tay vào thử nghiệm ngay những chiến lược cụ thể. Việc hiểu rõ các xu hướng trong lĩnh vực truyền thông xã hội sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tốt hơn, ứng dụng những phương pháp hiệu quả nhất và chọn đúng chỗ để đầu tư nhân sự cũng như nguồn lực tài chính.
Mạng xã hội đang phát triển rất nhanh chóng, vì thế, chiến lược tiếp thị truyền thông của bạn trên nền tảng này không thể dậm chân tại chỗ. Thay vào đó, bạn cần thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu kinh doanh, các chiến dịch truyền thông xã hội, các kết quả đặt ra và điều chỉnh lại chiến lược của bạn một năm một lần, hoặc mỗi quý một lần nếu có điều kiện.
Theo DNSG