- Gamma NT - https://www.congngheweb.vn -

7 bước để tạo một chiến dịch marketing lan truyền

1. Sử dụng yếu tố thị giác

Những điều dễ dàng chia sẻ và dễ lan truyền chính là những thứ “bắt mắt” hay hấp dẫn người nhìn ngay lập tức. Sử dụng một video [1] hay những bức ảnh vào chiến dịch là một trong những điều bạn cần để xây dựng một chiến dịch marketing có tính lan truyền [2] cao.

Dù hầu hết thông điệp [3] của bạn đều được thể hiện qua câu chữ, hãy tìm những hình ảnh hấp dẫn và thuyết phục hoặc tạo ra một video hay để song hành.

Khi chọn và sử dụng hình ảnh hoặc video minh họa, điều đầu tiên bạn cần làm chính là chắc chắn rằng chúng ăn khớp với thương hiệu của bạn. Không bao giờ sử dụng một video hay hình ảnh khiến thương hiệu của bạn xấu đi.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết và chắc chắn rằng những hình ảnh/video này sẽ khiến người ta phải chia sẻ. Hãy làm chúng hài hước, đầy đủ thông tin và khiến người khác ngạc nhiên. Chúng càng gây ngạc nhiên bao nhiêu, cơ hội được chia sẻ sẽ càng cao hơn bấy nhiêu.

2. Chuẩn bị thông điệp [4] kỹ càng

Trong khi có một vài chiến dịch lan tỏa “một cách bất ngờ”, hầu hết các chiến dịch marketing [5] đều được chuẩn bị kỹ càng để tạo ra đột phá. Bạn không thể lên kế hoạch để chắc chắn rằng những gì bạn tung ra sẽ tạo hiệu ứng đông đảo, nhưng bạn cần phải lên kế hoạch để đảm bảo thông điệp của mình được rõ ràng.

Hãy chuẩn bị sẵn lời thoại thật cẩn thận cho video hoặc một kế hoạch kỹ càng cho những mẩu hình ảnh, đồ họa thông tin (còn gọi là infographic) để thông điệp cuối cùng của bạn được tiếp nhận một cách rõ ràng bởi người xem.

 

3. Tận dụng yếu tố cảm xúc

Những chiến dịch lan truyền chính là những chiến dịch đánh trúng cảm xúc của con người. Rất nhiều chiến dịch marketing [6] tận dụng yếu tố hài hước, nhưng chiến dịch marketing của bạn cũng có thể tạo ra đột phá nếu nó thực sự khiến người xem xúc động. Khi bạn lên kế hoạch cho chiến dịch marketing sản phẩm hay thương hiệu, hãy đảm bảo chiến dịch sẽ tạo ra một cú hích cảm xúc cho khán giả.

Điều này không đồng nghĩa rằng những đăng tải mang tính thông tin sẽ không thể tạo ra hiệu ứng, nhưng thật không may, chỉ thông tin không sẽ không đủ. Bạn cần phải “chiếm” lấy khán giả bằng những ý tưởng nhiều cảm xúc.

Hãy đánh vào tâm lý của khán giả, niềm vui, nỗi buồn, hy vọng, ước mơ, sự hài hước của con người, và chiến dịch của bạn sẽ tạo ra tác động hơn cả một chiến dịch được chia sẻ khắp nơi.

4. Hiểu rõ khán giả của mình

Khi bạn cân nhắc tận dụng những yếu tố sẽ có thể “châm ngòi” cảm xúc của khán giả, hãy đảm bảo rằng những yếu tố “châm ngòi” khác có thể ảnh hưởng đến khán giả của bạn.

Họ sẽ muốn điều gì từ bạn?

Có phải họ đang chờ đợi thông tin gì đó cực kỳ bí mật?

Hay họ muốn bạn làm họ cười?

Hay họ muốn bạn khiến họ cảm thấy mình là người hiểu biết và thông minh?

Nếu như bạn có thể định nghĩa những yếu tố “châm ngòi” này và phân tích, tích hợp chúng vào trong nội dung, bạn sẽ có thể đi xa hơn việc có một chiến dịch hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, khán giả của bạn không giống khán giả của công ty đối thủ, của thương hiệu khác hay công ty/cửa hàng bên cạnh.

Một chiến dịch sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng xuất hiện đẹp rạng rỡ mà không cần son phấn sẽ có thể hiệu quả cho một doanh nghiệp với những sản phẩm làm đẹp, nhưng không thể tác động đến những giám đốc ngân hàng. Bạn cần biết khán giả của mình là ai và điều gì sẽ châm ngòi cho thành công trước khi bắt đầu chiến dịch của mình.

5. Đảm bảo chiến dịch đơn giản

Chiến dịch của bạn không thể phức tạp. Việc này giống như việc nếu bạn đang đem đến cho khách hàng của mình một cuốn tiểu thuyết đầy triết lý, họ sẽ không thể tiếp nhận cũng như chia sẻ nó cho người khác.

Một đoạn video ngắn, một mẩu infographic đơn giản hay một bài viết cô đọng sẽ là những mục tiêu hợp lý nhất bạn có thể hướng tới cho một chiến dịch lan truyền. Hãy đảm bảo truyền đạt chỉ 2 đến 3 thông điệp tiếp thị, không hơn, trong chiến dịch của mình.

Một khi bạn đã xây dựng được lượng “khán giả” cho thương hiệu hay sản phẩm của mình thông qua chiến dịch marketing, bạn có thể cung cấp cho họ thêm thông tin khi họ trực tiếp tìm đến bạn, đừng để họ bị “bội thực” ngay từ giây phút ban đầu biết đến bạn.

6. Ra mắt chiến dịch

Việc lên kế hoạch cho chiến dịch của bạn mới chỉ là bước một. Một khi nó đã được lên kế hoạch kỹ càng, hãy tung chiến dịch ra một cách cẩn trọng và chờ đợi nó lan tỏa.

Để ra mắt chiến dịch đúng thời điểm, bạn cần bắt đầu bằng việc hiểu thật rõ khán giả của mình. Trong ngày, lúc nào là thời điểm họ lướt mạng nhiều nhất? Hoặc thời điểm nào họ thường truy cập vào các trang mạng xã hội nhiều nhất? Đây chính là thời gian tuyệt nhất để tung ra chiến dịch của mình.

Hãy chia sẻ nó trên các kênh mạng xã hội, đồng thời khuyến khích những người xem theo dõi và chia sẻ. Nếu đó thực là một video, bài viết hay, những hình ảnh làm loé lên điều gì đó trong tâm trí khán giả hay khách hàng, bạn có thể ngồi đó và theo dõi sự lan truyền của chiến dịch.

7. Đừng cố gượng ép

Tuy vậy, đừng cố gắng “tấn công” khán giả của bạn quá mạnh với chiến dịch mới. Nếu chiến dịch của bạn có tiềm năng để lan truyền, nó sẽ tự lan truyền. Nếu không, dù bạn có cố gắng thế nào thì điều kỳ diệu cũng sẽ không xảy ra. Hãy tung chiến dịch ra vào thời điểm “vàng”, thường xuyên gợi ý và nhắc khéo khán giả về nó, và chờ đợi.

Hãy nhớ rằng, mục tiêu của chiến dịch marketing lan truyền là một mũi tên trúng hai đích. Thứ nhất chính là tăng độ tiếp xúc của thương hiệu. Thứ hai, cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng sẵn có của doanh nghiệp bằng cách đem cho họ thứ gì đó giá trị. Nếu như bạn có thể ghi nhớ 2 điều này, bạn sẽ tạo ra một chiến dịch thành công và có nhiều tiềm năng tạo ra sức lan tỏa. 

 

Theo DNSG