1. Module giới thiệu công ty:

Giúp cho khách hàng thấy được quy mô hoạt động, kinh nghiệm, uy tín của doanh nghiệp cũng là cách để khách hàng yên tâm hơn về sự lựa chọn của chính mình

2. Module giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh:

Đây là một module không thể thiếu với bất kỳ một website bán hàng nào. Nếu bạn muốn bán được hàng thì bạn cần phải cung cấp những thông tin cụ thể nhất của sản phẩm về hình ảnh, nguồn gốc, tính năng, giá cả sản phẩm và nhiều thông tin khác nữa.

Những sản phẩm nên chia theo từng danh mục và mỗi danh mục lại có nhiều sản phẩm bên trong được trình bày dưới dạng list sản phẩm hay dịch vụ để thuận tiện cho khách hàng trong quá trình tìm hiểu.

3. Module khách hàng – đối tác:

Cho thấy doanh nghiệp hay bản thân bạn là một địa chỉ đáng tin cậy đối với nhiều đối tác, các đơn vị hợp tác khác nhau. Tại đây bạn cũng có thể đưa thông tin về đối tác, những khách hàng và dự án của công ty

4. Module giỏ hàng:

Module này bao gồm các chức năng giỏ hàng, quản lý khách hàng, đơn hàng … Khách hàng có thể lựa chọn hàng và đăng ký đặt mua hàng một cách thuận tiện, dễ dàng nhất. Website cũng cần tích hợp thanh toán trực tuyến.

5. Module sản phẩm HOT, sản phẩm mới:

Website luôn cập nhật những sản phẩm mới nhất, nhiều người đánh giá nhất.

6. Module tiện ích, hiển thị comment dưới các sản phẩm:

Những đánh giá khách quan của khách hàng sẽ là chìa khóa thành công trong việc kinh doanh của bạn

7. Module tìm kiếm:

Cho phép khách hàng dễ dàng tìm các thông tin trên website bằng những từ khóa có liên quan giúp cho khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm một cách nhanh nhất

8. Module quảng cáo:

Cho phép đặt những quảng cáo, logo, banner trên website với mục đích giới thiệu các sự kiện, khuyến mại, khuyễn mãi …

9. Module ngôn ngữ:

Hãy cho khách hàng sự lựa chọn ngôn ngữ cho mình bởi website của bạn không chỉ giới hạn ở 1 quốc gia mà có thể được quảng bá trên toàn thế giới nữa

10. Module liên hệ trực tuyến:

Module này sẽ cung cấp 1 mẫu biểu trực tuyến cho phép khách hàng có thể dễ dàng gửi các đánh giá, nhận xét cũng như các yêu cầu của mình đến với doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi được tư vấn thêm cũng như sở hữu một website thương mại điện tử cao cấp, chất lượng với mức giá hợp lý.

Header là gì?

“Header” là “một tiêu đề trang, nó là đoạn văn bản được tách vị trí ra khỏi nội dung của văn bản và xuất hiện ở vị trí đầu của một trang”.Nó phản ánh được toàn bộ nội dung của bài viết đó. chương trình xử lý văn bản thường cung cấp cho việc tạo ra và duy trì các tiêu đề trang, mà thường là tương tự từ trang này sang trang, chỉ đơn thuần là sự khác biệt nhỏ trong thông tin, chẳng hạn như số trang.

Tác dụng Header là gì?

Header đối với một trang web nó có thể là một tiêu đề xuất hiện trên mỗi trang và nó sẽ là đối tượng được hiển thị đầu tên ngay trong kết quả tìm kiếm, nó là đoạn văn bản phản ánh nội dung của trang wen mà phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Header thường bao gồm các phần logo, slogan, và menu định hướng, đôi khi có thêm tìm kiếm, banner quảng cáo, tùy vào mục đích của người chủ website.

Kết Luận: “Header” là “một tiêu đề trang, nó là đoạn văn bản được tách vị trí ra khỏi nội dung của văn bản và xuất hiện ở vị trí đầu của một trang”.Nó phản ánh được toàn bộ nội dung của bài viết đó. chương trình xử lý văn bản thường cung cấp cho việc tạo ra và duy trì các tiêu đề trang, mà thường là tương tự từ trang này sang trang, chỉ đơn thuần là sự khác biệt nhỏ trong thông tin, chẳng hạn như số trang.

Module Website (mod) cơ bản là một chức năng mà người lập trình tạo thành và có thể “tháo rời”. Một website được chia thành nhiều module khách nhau.

Module website thương hiện thị thông tin như: Module xem lưu lượng khách thăm website, Module Slider, Module Map,…

Một website thông thường có các module cơ bản:

Module Tìm kiếm: Giúp người truy cập web có thể tìm thông tin một cách nhanh nhất, Module tìm kiếm được chúng tôi thiết kết riêng biệt gồm: phần tìm kiếm nhanh và phần tìm kiếm nâng cao.
Module Logo: Module giúp việc đăng tin công ty hay các thông tin khác. Tin tức được chia thành nhiều nhóm tin, mỗi nhóm tin lại chia thành nhiều bài viết. Giúp người quản trị website thuận lợi trong việc quản trị. Mọi thông tin đều chứa các thẻ meta, h1 – h6, giúp việc SEO tăng thứ hạng tìm kiếm.
Module Menu: Hệ thống module điều hướng (menu) giúp người truy cập website đi đến các nhóm tin, nội dung tin. Module menu được thiết kế theo nhiều cấp.
Module Map: Module giúp khách hàng có thể tìm đường đi trên bản đồ, thể hiện sự chuyên nghiệp phục vụ khách hàng
Module slideshow: Với module slideshow trình diễn các hiệu ứng ảnh. Chúng tôi lập trình chạy được trên các thiết bị điện thoại di động như: iOS(Iphone, Ipad), WINDOWS PHONE, ANDROID.

Được sử dụng khá phổ biến trong giới marketing, thuật ngữ Mobile app thực sự là gì? và có bao nhiêu loại mobile app? Bạn đọc cùng Adsota tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé:

Mobile app là gì?
Mobile App là các ứng dụng di động cho phép bạn sử dụng để truy cập vào các nội dung mà bạn mong muốn trên các thiết bị như điện thoại di động. Ở thời điểm hiện tại có 2 loại ứng dụng mà chúng ta thường sử dụng và 2 loại khác nữa có thể là xu hướng của tương lai. Hãy cùng điểm qua các loại mobile app này:

Phân loại Mobile App
1. Native Mobile App

Native Mobile App là loại ứng dụng mà bạn sẽ download nội dung xuống điện thoại và truy cập vào chúng khi sử dụng. Các loại app đặc trưng cho loại này có thể kể đến như: các loại game mobile offline, các ứng dụng tra từ điển,…

Trong game, thông thường tất cả những hình ảnh, âm thanh và các level đều đã được tải xuống do đó người dùng hoàn toàn có thể chơi game mà không cần kết nối internet (một số trò chơi bắt bạn phải có internet mới chơi được đơn thuần là vì chúng cần đăng nhập, có mua bán vật phẩm bên trong hoặc vì chúng là game online).

Một ví dụ điển hình khác về Native Mobile App chắc ai cũng biết đó là Facebook.

2. Hybrid Mobile App

Trước khi tìm hiểu về Hybrid Mobile App, bạn cần hiểu về web app trước.

Web app là các ứng dụng được viết trên nền tảng browser để người dùng có thể sử dụng và tương tác ngay trên đó. Ví dụ như: các web game (slither.io) hoặc mấy trò chơi trên Facebook mà thỉnh thoảng bạn lại được bạn bè mời chơi.

Gọi là hybrid (lai) mobile app vì nó kết hợp những điểm đặc trưng của web app và mobile app với nhau. Các Hybrid Mobile App này được viết bằng ngôn ngữ lập trình web (như HTML5, Javascript hay CSS3) và sau đó được “bao bọc” bằng một lớp vỏ (container) bên ngoài để trở thành giống như Native Mobile App và có thể tải về được trên appstore.

Một số app bạn thường xuyên sử dụng thật ra là hybrid: Uber, Instagram Gmail, Evernote, Twitter, v.v…

Responsive Web Design là kiểu mẫu phong cách thiết kế với giao diện, bố cục website thể hiện đẹp, mang tính mỹ thuật với độ hiển thị nội dung co giãn phù hợp trên tất cả các màn hình thiết bị như desktop, laptop, tablet, smartphone và duy trì sự hiển thị nội dung nhất quán thẩm mỹ trên mọi chế độ phân giải, linh hoạt trong chuyển dữ liệu sang dạng ngang hoặc đứng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Theo đó quy trình thiết kế và phát triển web Responsive sẽ đáp ứng mọi thiết bị và môi trường của người dùng với các tiêu chí kích thước và chiều của màn hình thiết bị. Để làm được điều đó, các nhà phát triển web sẽ sử dụng linh hoạt kết hợp các kỹ thuật bao gồm flexible grid, responsive image và CSS media query. Khi người dùng chuyển từ desktop, laptop của họ sang tablet hay smartphone, trang web sẽ tự động chuyển đổi để phù hợp với kích thước màn hình và kịch bản xử lý.

Gamma NT

Responsive là một trong những thuật ngữ của công nghệ thiết kế website đa nền tảng và phù hợp trên tất cả các kích thước màn hình nhờ một cơ sở dữ liệu và một layout gốc.

Sự ra đời của công nghệ web responsive là một giải pháp tuyệt vời nhất cho phép một trang web khi chạy trên các nền di động khác nhau mà vẫn giữ nguyên giao diện ban đầu; cho phép người dùng tiếp cận một trang web, một URL trên mọi thiết bị.

Gamma NT

SMS Marketing (hay còn gọi là Mobile Marketing) là các ứng dụng gửi SMS phục vụ chủ yếu cho các mục đích marketing, quảng cáo,… hỗ trợ rất hiệu quả cho doanh nghiệp trong phần lớn các lĩnh vực kinh doanh.

Email marketing là một hoạt động kinh doanh bằng cách gửi email đến người nhận để giới thiệu, quảng bá, cảm ơn,… với hi vọng họ sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhiệm vụ chính của emai marketing là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng dành cho doanh nghiệp.

Gamma NT

Nhận diện thương hiệu như phần nổi của tảng băng trôi, là tất cả những gì mà mọi người có thể nhìn thấy được về một thương hiệu nào đó trong cuộc sống hàng ngày.

Nhận diện thương hiệu được thiết kế một cách nhất quán và chuyên nghiệp dựa trên nền tảng của chiến lược thương hiệu bao gồm sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, cá tính thương hiệu, đặc điểm sản phẩm, đối tượng khác hàng và định vị thương hiệu… Đây chính là việc biểu đạt thương hiệu vô hình của chiến lược thương hiệu thông qua sự hữu hình của bộ hệ thống nhận diện thương hiệu.

Thông thường, bộ CIP thường bao gồm ba phần chính là phần logo, phần vật phẩm nội bộ và phần vật phẩm đối ngoại.

– Phần logo bao gồm những yếu tố sau: ý nghĩa logo, kích thước chuẩn, bộ màu chuẩn (CMYK, Panton…), vùng an toàn, tra cứu nhanh, font chữ chủ đạo…

– Phần vật phẩm nội bộ bao gồm tong màu sử dụng cho vật phẩm nội bộ, giấy ghi chú, danh thiếp, phong bì, bìa kẹp, nhãn CD, túi giấy, giấy in văn bản…

– Phần vật phẩm đối ngoại bao gồm tông màu sử dụng cho thiết kế vật dụng quảng cáo (POSM), áp phích, băng rôn, tờ rơi, presentation, trang web, áo mưa, cửa hàng, đồng phục…

Indexed pages là tổng số trang trên trang web của bạn được các bot tìm kiếm như Google bot, Yahoo bot, Bing bot đánh chỉ mục.

Đánh chỉ mục được hiểu là đã bot đã ghé thăm liên kết đó, phân tích và lưu lại các thông số như tiêu đề (title), mô tả (description meta), từ khóa (keywords)… lên vùng cùng chủ đề trên máy chủ. Điều này thật sự có lợi cho việc trả về kết quả tìm kiếm nếu người dùng có những truy vấn liên quan.

Logo giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau qua hình thức đơn giản nhất là việc sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh. Mục đích của logo là giúp nhận biết.

Có 6 kiểu thiết kế logo thường được sử dụng là: logo chữ, logo biểu tượng, logo trừu tượng, logo chữ viết tắt, logo phù hiệu và logo linh vật.

– Logo chữ: Là kiểu logo thông dụng nhất, bao gồm phần tên công ty được viết theo kiểu chữ thường hoặc in hoa. Logo chữ giúp khách hàng dễ ghi nhớ tên thương hiệu/công ty. Các logo chữ nổi tiếng bao gồm Coca-Cola, FedEx và IBM.

– Logo biểu tượng: logo được tạo từ một biểu tượng thích hợp để thể hiện ý nghĩa thương hiệu. Biểu tượng có thể bao gồm hình ảnh, nhân vật hoặc dấu hiệu tượng trưng cho thương hiệu. Những logo biểu tượng nổi tiếng gồm có Shell, Puma và Jaguar.

– Logo trừa tượng: Logo có thể được tạo thành từ một hình ảnh trừu tượng để chuyển tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Các thương hiệu hàng đầu như Nike và Starbucks đều dùng hình ảnh trừu tượng trong thiết kế logo để tạo nên những liên tưởng độc đáo và khó quên cho thương hiệu của mình.

– Logo chữ viết tắt: trong trường hợp tên công ty khá dài và không thể gói gọn trong một logo, doanh nghiệp có thể chọn cách viết tắt các chữ cái đầu. Doanh nghiệp có thể dùng một chữ cái như logo của McDonald’s, Honda, hoặc kết hợp các chữ cái đầu tiên như DKNY hay FCUK.

– Logo phù hiệu: thường được dùng trong logo xe hơi hoặc thể thao, một số logo phù hiệu được nhiều người hâm mộ bao gồm BMW, Mercedes hay logo của các câu lạc bộ thể thao hoặc đội bong nổi tiếng.

– Logo linh vật: Nếu doanh nghiệp có ý định tạo một linh vật hay nhân vật hoạt hình đại diện cho công ty, bạn có thể kết hợp hình ảnh này trong thiết kế logo. Các logo linh vật nổi tiếng bao gồm Michelin man của thương hiệu Michelin hoặc chú gấu trúc trắng đen của tổ chức WWF.

Gamma NT