- Gamma NT - https://www.congngheweb.vn/en -

Làm Content như thế nào cho hiệu quả? – Phần 1

 

Vai trò của Content?

Content là Nội dung [1], có thể là nội dung cho 1 bài post bán hàng, nội dung cho 1 bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nội dung cho một chương trình offline, nội dung của 1 website [2],… Tóm lại là, cái từ “nội dung” có thể được ghép với bất kỳ đâu trong tầm suy nghĩ của các bạn (gần như thế).

Việc làm Content [3] tốt sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, nhiều người quan tâm đến bạn hơn (đó là những công chúng mục tiêu), chương trình của bạn chuyên nghiệp và tuyệt vời hơn, hay thậm chí là các kỹ năng sống của bạn cũng tăng lên rõ rệt. Bạn viết nhiều, khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn sẽ tốt dần lên, vốn từ của bạn sẽ tăng lên, và những vốn từ và cách sử dụng ngôn ngữ đó sẽ giúp bạn có khả năng nói, giao tiếp tốt hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, nhiều cơ hội hơn… Đầu tư vào Content luôn là một sự đầu tư cần thiết và đầy khôn ngoan.

Biểu hiện của một Content không tốt là: không có người quan tâm, không có các tương tác xã hội, phản hồi từ người xem (với cùng một loại đối tượng mục tiêu) không đồng nhất (người khen quá nhiều, người chê cũng không ít),… Và rõ ràng là trong chúng ta, ai cũng đau đầu về vấn đề này.

 

Vậy, làm thế nào để viết một nội dung tốt?

Dưới đây là một vài kinh nghiệm:

Việc làm Content [4] thường sẽ theo một quy trình:

    (1) Xác định được chủ đề mình cần làm Content.
    (2) Xác định được mục tiêu (hiệu quả).
    (3) Làm Content để đáp ứng mục tiêu đó.
    (4) Đo lường mục tiêu (hiệu quả).

Và thường thì mọi người hay bỏ quả (2) và (4). Rất hiếm trường hợp một Content được viết ra khi không có bất cứ một mục tiêu nào có thể đạt được những hiệu ứng tích cực. Vậy nên trước khi làm Content, chúng ta hãy thử dành ra một chút thời gian để định hình và mường tượng ra mục tiêu (hiệu quả) mà Content đó mang lại. Bạn sẽ hình dung ra được những việc mình cần làm, đầu tư vào Content tốt hơn và có thêm động lực để làm.

1. Xác định chủ đề của Content

Thường thì việc xác định được chủ đề của Content sẽ có 2 dạng:

   • Được quyền quyết định (trong trường hợp bạn làm cho mình, đôi khi là tùy hứng thích cái này, thích cái kia, hoặc kể cả khi bạn làm cho người khác, nhưng bạn được quyền quyết định….)
   • Không được quyền quyết định (trong trường hợp bạn làm cho công ty, bạn làm theo ý người khác,…)

Với quyền được quyết định, bạn sẽ phải đau đầu cân nhắc về việc mình sẽ viết gì? nên viết gì? và cần viết gì? Dưới đây là một số cách để xác định được chủ đề cần viết.

    (1) Lĩnh vực mình giỏi
    (2) Lĩnh vực mình đam mê
    (3) Chủ đề HOT, được nhiều người quan tâm
    (4) Chủ đề MỚI, có khả năng tạo ra xu hướng
    (5) Cảm xúc

Và hiệu ứng tốt nhất mà một người làm Content có thể đạt được, vượt ra khỏi ngành của họ, đó là kết hợp cả 5 phần trên!

Sau đó, bạn hãy liệt kê ra tất cả mọi thứ bạn có thể tìm thấy, có thể nghĩ ra.

Liệt kê tất cả các chủ đề có thể viết được và nhớ là cần phải có điểm ưu tiên cho chủ đề đó, để biết được viết cái nào trước, cái nào sau. Hãy thử tìm kiếm trên Google xem những chủ đề này đã có người nói đến chưa, quan điểm của họ ra sao… chọn một số chủ đề hay và có tiềm năng.

2. Xác định mục tiêu (hiệu quả) khi viết Content

Đại đa số mọi người thường bỏ qua phần này vì nghĩ nó không quan trọng, hoặc thậm chí không thèm nghĩ tới! Thực tế hoàn toàn khác, việc xác định rõ ràng mục tiêu viết trước khi làm Content là một điều rất quan trọng và cần phải làm, nó không mất nhiều thời gian nhưng mang giá trị về tinh thần khá nhiều. Việc cần làm là liệt kê ra mục tiêu có thể đạt được sau khi xây dựng xong Content này.

Sau khi xác định được chủ đề cần viết, nên nghĩ đến mục tiêu hiệu quả cần đạt được khi Content được sản xuất:

    • Thêm nhiều người Follow Facebook
    • Thêm nhiều Subcrides Email Website
    • Tăng Traffic truy cập Website
    • Thêm nhiều cơ hội hợp tác ngành đào tạo/tư vấn

Và hãy lưu ý, đó phải là một mục tiêu SMART (thông minh):

   • Nó phải cụ thể: Đặt những mục tiêu mơ hồ cũng như việc bắt các bạn xếp hình mà không có tranh mẫu hay lái xe trong sương mù vậy.
   • Nó phải đo lường và ước lượng được: Thay vì nói chung chung rằng “tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, hãy nói rằng “tôi muốn tăng gấp đôi thu nhập trong 1 năm”.
   • Nó đòi hỏi nhiều hơn khả năng hiện tại của bạn: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và phấn khích. Tất nhiên, ban đầu những mục tiêu này có vẻ như không thực tế nhưng nó buộc bạn phải suy nghĩ để tìm cách đạt được nó. Hãy nhớ lấy câu này “tất cả mọi chuyện đều có thể, điều quan trọng là làm như thế nào”.
   • Nó phải có tính khả thi: Mục tiêu không thể quá viển vông, ví dụ như là bạn mới bị sa thải vì thiếu năng lực làm việc mà lại dám đặt mục tiêu trở thành triệu phú vào năm sau. Mục đích của bạn phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành. Nếu không mục tiêu sẽ trở thành gánh nặng và làm bạn cảm thấy mệt mỏi mà thôi.
   • Nó phải có mục đích rõ ràng: Sau khi xác định mục tiêu, hãy viết ra giấy tất cả những lí do vì sao điều này quan trọng với bạn.
   • Lập kế hoạch hành động: Mục tiêu sẽ chẳng là gì nếu bạn không lập kế hoạch để đạt được nó.

Điều gì sẽ diễn ra khi mục tiêu quá chung chung? Bạn sẽ luôn cảm thấy mình đang làm một điều hết sức vĩ đại, mọi người dễ dàng chấp nhận, và bạn có thể không cảm thấy mình cần phải cố gắng để làm tốt nhất có thể.

(còn nữa)

Theo Brands Vietnam