Mọi người đều biết rằng bài viết trên website [1] hay blog của mình cần thiết phải có hình ảnh bắt mắt để thu hút sự quan tâm của người đọc. Sử dụng những ảnh phù hợp có thể giữ khách hàng truy cập vào trang lâu hơn và tạo thêm lưu lượng truy cập nhiều hơn nữa.
Bên cạnh việc làm hài lòng khách hàng, bạn cần quan tâm tới đánh giá của Google [2]. Thật không may, không ít người chỉ đơn giản là tải ảnh lên mà không suy nghĩ để tối ưu hóa hình ảnh tốt cho thứ hạng trang web [3].
Lợi ích của việc sử dụng hình ảnh trong nội dung của bạn
Mục tiêu của inbound marketing [4] (chiến lược marketing hai chiều nhắm đến khách hàng tương lai bằng cách cung cấp thông tin hữu ích thông qua các kĩ thuật viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội [5], tối ưu hóa công cụ tìm kiếm…) đó là tăng lượng truy cập đến trang web của bạn rồi chuyển đổi chúng thành các khách hàng tiềm năng. Trong đó, ảnh chất lượng trong nội dung sẽ mang đến cho thương hiệu của bạn có cơ hội được nhìn thấy nhiều hơn trên phương tiện truyền thông xã hội [6], khuyến khích sự tương tác nhiều hơn và quay trở lại website [7] của bạn.
Một hình ảnh có thể:
– Giúp bạn kể 1 câu chuyện
– Trình bày chuyên môn của bạn
– Chia bài viết ra những đoạn ngắn để dễ dàng tiếp nhận
– Gửi 1 thông điệp
– Gợi lên 1 cảm xúc
– Tăng khả năng hiển thị nội dung
Chọn lọc các hình ảnh phù hợp
Sử dụng ảnh minh họa “chỉ cho có” thực chất không thực sự có lợi. Ảnh của bạn cần thiết phải có sự tương quan với các nội dung xung quanh nó. Khi sử dụng ảnh, bạn không chỉ lựa chọn những dựa trên tiêu chí thẩm mỹ mà còn phải phù hợp trong bối cảnh của bài viết, trang web. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu các quy tắc của việc cấp phép hình ảnh chẳng hạn như bạn có cần phải ghi nguồn ảnh hay không.
Kích thước hình ảnh ảnh hưởng tới tốc độ tải trang web [3]
Tốc độ tải trang là yếu tố rất quan trọng tác động tới cả người dùng và các công cụ tìm kiếm. Một trang sử dụng bức ảnh có kích cỡ lớn thường trang tải sẽ chậm trang khiến người dùng khó chịu, một là nhấn quay lại, 2 là thoát và không truy cập lại nữa. Điều này cũng gửi 1 tín hiệu không tốt tới công cụ tìm kiếm về chất lượng của trang web, có khả năng làm giảm thứ hạng website của bạn trên Google.
Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà bạn giảm chất lượng ảnh quá thấp, ảnh trên web cần phải đủ lớn về kích cỡ và chất lượng để đảm bảo hiệu quả.
Khi bạn mua 1 bức ảnh hoặc tự chụp, kích thước của chúng thường khá lớn, từ 3-5MB. Trước khi tải ảnh lên, bạn hãy giảm kích thước bằng cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa đồ họa để thay đổi size mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Nếu bạn không có Photoshop, bạn có thể tải FastStone Photo Resizer, một công cụ miễn phí thay đổi kích thước ảnh với số lượng lớn. Nó cho phép thiết lập các tùy chọn khác nhau mà có thể làm giảm kích thước và duy trì chất lượng của hình ảnh. Ví dụ như bạn có thể giảm kích thước 1 ảnh từ 4,4MB xuống còn 114KB mà không làm giảm chất lượng trực tuyến.
Đặt tên ảnh đúng cách
Nhiều ảnh tải lên bằng cách sử dụng tên ban đầu của họ, đây là điều rất lãng phí cơ hội để có được nhiều nhận diện thương hiệu hơn. Khi bạn chụp ảnh của riêng bạn, máy ảnh vẫn thường đặt tên bằng cách sử dụng ngày, tháng và thời gian. Hoặc ngay cả những tải về từ 1 trang web nào đó, đều chưa những tên ảnh không có lợi cho website của bạn. Đây là 1 trong những hậu quả của việc lười biếng.
Đổi tên ảnh của bạn bằng cách sử dụng các từ khóa mô tả về nội dung để giúp công cụ tìm kiếm xác định sự liên quan. Khi bạn tìm kiếm trên Google, những ảnh phù hợp với tìm kiếm của bạn sẽ được hiển thị trong kết quả. Từ đó, bạn sẽ tăng cơ hội hiển thị của mình lên nhiều lần khi đặt tên hình ảnh đúng cách.
Vì thế, ngay từ bây giờ hãy quan tâm hơn tới việc đặt tên cho ảnh với một điều gì đó có ý nghĩa và liên kết giữa bài viết với hình ảnh. Tên ảnh nên là không dấu và được ngăn cách bởi dấu gạch ngang.
Sử dụng Metadata của bạn một cách khôn ngoan
Đôi khi chúng ta nghĩ về chương trình công cụ tìm kiếm như là 1 con người – tức là họ có thể đọc và hiểu nội dung trực tuyến của bạn. Tuy nhiên, chúng sẽ không đọc được ảnh. Vì thế, để giúp chương trình công cụ tìm kiếm hiểu được sự liên quan của ảnh với nội dung, bạn nên cung cấp các đoạn mô tả bằng cách sử dụng Metadata. Thông tin này sẽ giúp chúng đánh giá chỉ số hình ảnh một cách thích hợp.
Metadata bao gồm:
– Alt tag: Đoạn văn bản hiển thị ở vị trí của hình ảnh nếu không thể hiện thị hoặc chưa tải được.
– Thẻ tiêu đề: Title tag cung cấp 1 công cụ hỗ trợ khi bạn di con trỏ chuột lên hình ảnh sẽ có được nội dung mô tả ảnh.
– Chú thích: mặc dù không liên quan trực tiếp đến SEO, chú thích sẽ giúp người đọc dễ hiểu hơn, 1 trong những yếu tố khiến họ ở lại website của bạn lâu hơn.
Một lưu ý đó là bạn nên sử dụng từ khóa cần SEO trong các Metadata này.
Tối ưu hóa hình ảnh là 1 nhiệm vụ dễ dàng nhưng quan trọng là có thể làm cho 1 sự khác biệt về ảnh của bạn để khách truy cập từ chỉ mục hình ảnh và dẫn đến trang web của bạn.
Theo Marketing Chiến lược