1.Chấp nhận sự tồn tại của đối thủ
Mặc dù bạn không muốn khuyến khích khách hàng của mình ghé thăm các đối thủ, nhưng sẽ hoàn toàn ổn nếu bạn thừa nhận sự tồn tại của họ. Ngoài việc cung cấp một cơ hội kết nối lớn, việc đó sẽ nuôi dưỡng thiện chí – điều mà khách hàng thích hơn nhiều so với các chiến dịch bôi nhọ và quảng cáo tiêu cực.
Hãy tiếp nhận ý kiến được đề cập tới trên mạng Twitter khi được so sánh cùng với một sản phẩm thức ăn vặt phổ biến khác. Đó là điều mà Kit Kat – một thương hiệu [1] thức ăn vặt đã làm. Thay vì phớt lờ hoặc làm chệch sự so sánh, nhóm truyền thông xã hội [2] của Kit Kat đã có một sự bông đùa nhẹ nhàng.
Cần có sự khéo léo tế nhị và dũng cảm nhất định để kết nối một đối thủ qua truyền thông xã hội [3]. Công ty kia có thể hoàn toàn phớt lờ bạn: giống như bạn chìa tay ra nhưng người kia làm như không biết đến bạn. Và nếu họ đáp lại, họ sẽ lái cuộc trò chuyện theo hướng có lợi cho họ, và bạn mất quyền kiểm soát thông điệp của bạn.
Nếu bạn có kế hoạch lôi kéo sự tham gia của các đối thủ, hãy thật thân thiện, theo dõi ý kiến trả lời của họ thật cẩn thận và sẵn sàng chốt lại nếu mọi việc không thoải mái.
2. Nhanh nhạy và nhanh thích ứng
Facebook [4] và Google [5] biết cách để các chuyên gia truyền thông xã hội luôn phải tập trung và dành tối đa năng lượng cho công việc. Ngay khi bạn tìm ra cách để nội dung của bạn có thể dễ nhận thấy trên các công cụ tìm kiếm, thì các thuật toán đã thay đổi và bạn lại quay trở lại điểm xuất phát. Bạn phải sẵn sàng điều chỉnh các chiến lược khi cần thiết vì sự nhanh nhạy là chìa khóa thành công.
Ba blog sau sẽ giúp bạn luôn ở vị trí hàng đầu với sự thay đổi và phát triển mới nhất của các thuật toán:
• The Moz Blog
• Razor Social
• Meltwater
3. Có kế hoạch phòng sự cố
Không ai hy vọng sẽ mắc lỗi cập nhật trạng thái và khiến những người theo dõi cáu giận. Bạn cần có một chiến lược kiểm soát thiệt hại trước khi bạn cần nó.
Một trong những thảm họa truyền thông xã hội thường gặp nhất là:
• Một nhân viên bất mãn đưa ra những lời hằn học sau khi bị sa thải.
• Một bản cập nhật trước khi lên kế hoạch được đăng tải vào một thời điểm bất tiện.
• Sai lầm trong việc cố sử dụng các chủ đề theo xu hướng.
• Thất bại trong việc cố tỏ ra khôi hài.
Nếu bạn may mắn, những người theo dõi sẽ phớt lờ những hành vi xấu trên các kênh truyền thông xã hội. Nhưng đừng tin vào điều đó.
Một bản kế hoạch phòng hờ các thảm họa truyền thông xã hội có vẻ là quá mức cần thiết nhưng hãy coi nó như một chiếc bình xịt cứu hỏa. Hi vọng là bạn sẽ không bao giờ cần đến nó, nếu bạn cần, bạn sẽ rất mừng vì đã có nó.
4. Tái sử dụng những nội dung cũ
Mặc dù bạn có thể muốn chống lại những cập nhật lặp đi lặp lại, nhưng không có gì là tối kỵ khi tái sử dụng một nội dung cũ đã từng được yêu thích và chia sẻ. Không phải lúc nào tất cả mọi người theo dõi đều đọc mọi thứ bạn đăng tải, vì vậy hãy chọn ra nội dung hay nhất của bạn và chia sẻ lại lần nữa. Hãy lưu ý một số bí quyết sau:
• Hãy để khoảng cách một vài tuần giữa 2 lần đăng của một nội dung. Bạn có thể tạo ngoại lệ nếu nội dung của bạn nhạy cảm về thời gian hoặc liên quan tới một sự kiện sắp tới, nhưng đừng biến việc đó thành thói quen.
• Hãy cân nhắc sửa lại thông điệp khi đăng lại lần thứ 2. Ví dụ, nếu bạn đang muốn một bài đăng trên blog xuất hiện trên trang web của bạn, hãy tạo một lời dẫn khác cho nội dung đó.
• Quảng cáo chéo trên các kênh truyền thông xã hội khác nhau. Bạn có một bài infographic hay đăng trên mạng Pinterest? Hãy đưa nó lên Facebook. Hãy kéo một trong những video của bạn trên Youtube về mạng Twitter. Trộn lẫn và biến đổi nội dung của bạn để có lượng độc giả mới.
• Hãy tung nội dung của bạn vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu bài cập nhật đầu tiên của bạn được nhiều người theo dõi vào buổi trưa thứ Ba, hãy đăng lại vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc vào cuối ngày.
5. Dùng các nội dung có chứa hình ảnh
Phải có một lý do nào đó khi trên dòng thời gian của bạn trên Facebook lại tràn ngập hình ảnh mèo con và các đoạn video phát tán. Mọi người thích nhìn hơn là nghe kể và một nội dung kèm hình ảnh sẽ dễ chia sẻ hơn.
Thời kỳ truyền thông xã hội mới xuất hiện, các nội dung hình ảnh thường khó phát triển. Giờ đây, với các dịch vụ tạo nội dung dễ sử dụng (và thường là miễn phí), thật quá đơn giản để có một bài infographic đầy thông tin, một đoạn video ngắn hoặc một hình ảnh thông minh để chia sẻ.
Hãy truy cập các trang web như Quozio để tạo ra các hình ảnh truyền cảm hứng mà mọi người rất yêu thích hoặc sử dụng PicMonkey để chăm chút các bức ảnh trước khi chia sẻ. Cổng thông tin điện tử Create của công ty Visually sẽ giúp bạn hình ảnh hóa các hoạt động truyền thông xã hội với các mẫu định dạng infographic đơn giản, và Photobucket sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều cho việc hiệu chỉnh các video. Và đừng quên các công cụ chỉnh sửa và sáng tạo luôn có sẵn trong máy tính của bạn.
Theo Học làm giàu