Bảy bước định vị thị trường

Xác định hướng kinh doanh phù hợp, chi tiết hóa định hướng kinh doanh, tiếp cận các chuyên gia trong ngành… là những nhân tố cốt yếu đem lại thành công cho doanh nghiệp.

   
Xác định hướng kinh doanh phù hợp là nhân tố đầu tiên quyết định thành công của doanh nghiệp

 

1. Xác định hướng kinh doanh phù hợp

Trước hết, để hoạt động kinh doanh có thể tiến triển tốt, thì sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp phải phù hợp với khả năng bạn.

Cần chọn hướng kinh doanh phù hợp với khát vọng của mình, đồng thời xác định rõ, bạn có hội đủ những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện hướng kinh doanh đó trong tương lai không.

2. Tại sao những người khác đã không thành công?

Chúng ta có thể học từ những thất bại của chính mình và cả thất bại của cả những người khác. Hãy phân tích xem đâu là những lý do dẫn đến thất bại của những người khác: nghiên cứu sơ sài, yếu kém ở khâu lập kế hoạch, mạng lưới kém, thiếu vốn, đưa ra quyết định theo cảm tính, thiếu người có chuyên môn, xem nhẹ marketing…? Từ đó, bạn có thể xác định điểm yếu nhất của mình để cố gắng khắc phục.

3. Kế hoạch kinh doanh cần được thể hiện cụ thể bằng văn bản

Kế hoạch kinh doanh bằng văn bản có sức mạnh rất lớn. Ông Jay Lipe, tác giả cuốn

“The Marketing Toolkit for Growing Businesses” đã viết : “Một trong những việc làm quan trọng nhất của marketing là viết ý tưởng của mình ra giấy để từ đó tập trung vào công cụ marketing phù hợp nhất”.

Theo ông, các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới, cần viết ra ý tưởng của mình trong 3 câu: câu thứ nhất mô tả đâu là ý tưởng, câu thứ hai xác định đối tượng quan tâm là ai, câu thứ ba nêu chi tiết biện pháp thỏa mãn khách hàng.

4. Chi tiết hoá định hướng kinh doanh

Một khi đã có định hướng kinh doanh, bạn cần chi tiết hóa định hướng đó. Có vô vàn câu hỏi cần trả lời trong kế hoạch kinh doanh của bạn, như quy mô thị trường dự kiến thế nào? khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? đâu là sự độc đáo của doanh nghiệp? định giá hàng hóa hoặc sản phẩm thế nào?… Hãy tự đặt câu hỏi và giải đáp những câu hỏi đó. Từ đó, bạn có thể vạch ra bước đi cần thiết tiếp theo.

5. Tham khảo các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn có thể tìm đọc các tài liệu ở thư viện, tìm đọc trên mạng Internet, các báo cáo… Những người tài liệu đó sẽ giúp bạn có tầm nhìn bao quát hơn, nhạy bén hơn trong việc xác định thị trường cho doanh nghiệp.

6. Tiếp xúc với các chuyên gia trong ngành

Ngoài các tài liệu liên quan, bạn cũng cần tiếp cận và trao đổi với các chuyên gia. Bạn có thể tiếp xúc, hỏi trực tiếp các chuyên gia trong các hiệp hội ngành, đại diện của nhà sản xuất, các nhà marketing chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của bạn…

7. Thuê nhà chuyên nghiệp

Bạn có thể thuê các công ty nghiên cứu thị trường, các nhà nghiên cứu kinh doanh. Các chuyên gia sẽ giúp bạn xác định được xu hướng thị trường, đi sâu về vấn đề cạnh tranh, tổng hợp thông tin, tìm lời đáp cho những vấn đề bạn quan tâm và giúp bạn hiểu rõ hơn thực tế và khả năng của doanh nghiệp mình.

Theo Báo Đầu tư

related-post