- Gamma NT - https://www.congngheweb.vn/en -

6 xu hướng thiết kế web hứa hẹn “bùng nổ” trong năm 2016

Ngày nay, sự phát triển ồ ạt của nhiều loại thiết bị công nghệ hay những ứng dụng thông minh đã cho thấy việc phát triển các trang web trên các ứng dụng hay các thiết bị thông minh đang ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết – khi ngày càng nhiều các trang web được truy cập trực tiếp trên các thiết bị di động và đặc biệt hơn nữa là sự trỗi dậy của Google đối với các ứng dụng cập nhật mobile thân thiện mang lại hiệu quả, và sự nhanh chóng cho người sử dụng. Do đó, trong những năm gần đây chúng ta có thể nhận thấy những thiết kế trang web có tính đáp ứng (responsive) xuất hiện ngày một nhiều và trở nên thông dụng hơn bao giờ hết bởi tính ứng dụng cao và có thể phù hợp với tất cả các thiết bị công nghệ hay mọi độ phân giải màn hình khác nhau một cách rất linh hoạt. RWD hay thiết kế web mang tính đáp ứng sẽ có thể giúp mang đến một nền tảng mới trong thiết kế web, nó giúp cho các thiết kế web hiện nay có vị trí lâu dài hơn so với các thiết kế web cũ mang tính truyền thống – cùng với đó những xu hướng thiết kế web đa dạng và ấn tượng.được ra đời ngày một nhiều hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thiết kế web độc đáo và mới lạ.

Để cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn những xu hướng thiết kế web hứa hẹn bùng nổ trong năm 2016, chúng ta hãy cùng nhau xem xét những xu hướng nổi bật sẽ có thể trở nên phổ biến hơn trong năm 2016.

1. Thiết kế giao diện người dùng (UI)

Một trong những tác dụng phụ của thiết kế web đáp ứng là bạn sẽ có thể tìm thấy rất nhiều các trang web tương tự và giống nhau về cấu trúc thiết kế. Tuy nhiên, thay vào đó chúng ta không thể đổ lỗi cho những thiết kế web đáp ứng hiện nay, bởi sự gia tăng của các trang web WordPress và các thị trường web đa dạng khác như diễn đàn, blog cá nhân….đang trở nên bùng nổ và bị thâu tóm ở nhiều mặt phát triển đối tượng người dùng khác nhau – và hầu hết những trang web này đều có cấu trúc web giống nhau dẫn đến sự phổ biến ngày một nhiều những giao kiểu mẫu có cấu trúc thiết kế web đáp ứng theo một dạng cố định.

 

Việc tạo ra những trang web có cái nhìn tương đồng không phải là điều xấu hay mang lại hệ quả lớn. Thay vào đó đã từng có rất nhiều sự thay đổi cùng với các ý tưởng mới được tạo ra ở khâu tương tác giữa người dùng và trang web, một trong những phần được thiết lập cố định khá phổ biến và thiếu tính sáng tạo ở các mẫu thiết kế giao diện người dùng thông thường. Các thiết kế hiện nay có rất nhiểu sự phát triển đa dạng, nhưng lại có rất ít sự đổi thay khi nói đến mô hình giao diện người dùng.

Nói cách khác, các mô hình web vẫn hoạt động theo cách thông thường và ít có sự thay đổi mới mẻ hơn. Cùng một mô hình đăng nhập người dùng giống nhau – hầu hết các trang web đều có sự tương đồng giống nhau ở mặt này. Và không có lý do gì để chúng ta phải phát minh lại phần móng quan trọng này cả – bởi một mô hình giao diện người dùng mang lại hiệu quả sẽ phải hướng dẫn người sử dụng thông qua UI patterns.

Dưới đây là một vài mẫu thiết kế giao diện web mà bạn cần phải làm quen:

Menu hamburger: Mặc cho một số chỉ trích về việc sử dụng mô hình này, nó vẫn được sử dụng vô cùng rộng rãi bởi sự hiệu quả khi sử dụng và đóng vai trò là chức năng nhận biết dễ dàng cho người dùng.

 

Đăng ký tài khoản: Bạn sẽ tìm thấy mô hình này ở bất cứ trang web nào khi bạn đang cố gắng đăng ký cho mình một tài khoản sử dụng. Có thể có một mẫu đơn để điền vào hoặc một nút bấm cho phép bạn sử dụng tài khoản mạng xã hội để đăng kí.

Long Scroll: Việc Hầu hết mọi người đều đã quen với những thanh cuộn dài nhờ vào các thiết bị di động- bởi chúng xuất hiện khá nhiều trên các trang web di động và được ưa dùng bởi tính tương tác cao với người dùng và thu hút sự chú ý lâu hơn với người đọc. Xu hướng trang web cuộn dài đặc biệt được ứng dụng rất tốt cho các trang web muốn thu hút người dùng thông qua hình thức kể chuyện giúp mang lại sự tập trung và tính sáng tạo hơn cho web, Facebook và Twitter là một trong nhiều những trang mạng xã hội đã ứng dụng thành công xu hướng này.

 

 

Thẻ Layout: Đi tiên phong cho xu hướng này chính là Pinterest, thẻ ở khắp nơi trên web vì họ thể hiện mọi thông tin hình ảnh chỉ trong một khối hộp dài có kích thước phù hợp với khung hình. Mỗi thẻ đại diện cho một concept hình ảnh có chủ đề thống nhất nhưng lại đa dạng về cách thể hiện và sáng tạo.

 

 

Hero image: Tầm nhìn của thị giác là cảm giác mạnh nhất của con người – thứ mà bạn nhìn thấy đầu tiên sẽ mang ấn tượng mạnh nhất đối với bạn, do đó lợi dụng tâm lí thị giác này những Image hero ( tạm dịch: “anh hùng hình ảnh” ) có độ phân giải sắc nét và nội dung hình ảnh ấn tượng mang tính bao quát đã ra đời và được sử dụng phổ biến và là một trong những cách nhanh nhất để thu hút sự chú ý của người dùng. Nhờ những tiến bộ trong băng thông và dữ liệu nén, nên những hình ảnh có kích thước lớn cũng sẽ tải lên rất nhanh mà không gây ảnh hưởng đến người dùng do kích thước ảnh lớn dân đến việc tải chậm. Một cách bố trí thông thường bạn sẽ tìm thấy của các Image hero sẽ bao gồm hình ảnh và văn bản nội dung ngắn, có thể là tĩnh hoặc động (ví dụ như một danh sách luân phiên các hình ảnh hay các chủ đề cụ thể).theo sau đó là các hình ảnh lớn nhỏ được sắp xếp gọn gàng.

2. Animation

Ảnh động đang được sử dụng nhiều hơn để nâng cao cách kể chuyện của một trang web, khiến cho trải nghiệm tương tác mang tính giải trí và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng tất cả các hình ảnh animation ở mọi nơi. Hãy xem xét một cách cẩn thận cho dù bạn chỉ thêm chúng vào như một cách để tăng thêm cá tính cho trang web của mình. Animation có thể được chia thành hai nhóm:

Animation quy mô lớn: Chúng được sử dụng như một công cụ tương tác chính có tác động nhiều hơn đến người sử dụng – bao gồm các hiệu ứng như di chuyển giống như xu hướng parallax scrolling và các thông báo pop-up.

Animation quy mô nhỏ: Thường gồm spinner, hover tool, loading bar và không đòi hỏi người dùng phải nhấp vào.

Chúng tôi sẽ mô tả 7 kỹ thuật animation phổ biến nhất:

Loading animations

 

Chúng được sử dụng để mang lại sự thích thú cho người sử dụng và có tính giải trí cao. Những hình ảnh động theo xu hướng này thường được sử dụng phổ biến cho thiết kế phẳng, hồ sơ năng lực hay các trang web chỉ có 1 trang duy nhất…

Nên nhớ khi sử dụng những hình ảnh động theo phong cách này thì hãy luôn giữ cho chúng sư đơn giản vá tránh đưa vào những âm thanh không phù hợp. Tuy nhiên nó vẫn phải phù hợp với cá tính và bảng màu của trang web.

Navigation và menu (nonscrolling)

Menu điều hướng ẩn đã trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là có thể được sử dụng chúng để tiết kiệm không gian màn hình. Như bạn có thể thấy trong các ví dụ dưới đây, bằng việc tạo ra trong các công cụ tạo mẫu cộng tác UXPin, những hình ảnh động được sử dụng để tạo ra một menu khi nhấp chuột vào một nút cụ thể và ngăn chặn quá trình chuyển đổi không thích hợp.

Hover animations

Hiệu ứng di chuột cho một cảm giác trực quan hơn đối với các trang web khi người sử dụng di chuột qua các nội dung. Người dùng chắc chắn sẽ tự động có phản hồi thị giác ngay lập tức khi sử dụng tính năng di chuyển chuột.

 

Gallerie – slideshow

Phòng trưng bày và trình chiếu ảnh là một cách hiệu quả để giới thiệu nhiều hình ảnh mà không sợ quá tải người sử dụng. Đây là những địa điểm tuyệt vời cho các nhiếp ảnh gia có thể trưng bày sản phẩm, và giới thiệu các sản phẩm thiết kế.

 

 

Motion animation

Sự chuyển động tự nhiên của các đồng tử trong đôi mắt chúng ta khi nhìn chính là cảm hứng để tạo ra các hình động chân thật, và nó chính là công cụ hoàn hảo giúp thu hút sự chú ý của người dùng. Chuyển động cũng có thể giúp hệ thống phân cấp trực quan.. Điều này có thể giúp tăng thêm sự quan tâm.

 

Scrolling

Thanh cuộn dựa trên những hình ảnh động mang lại sự kiểm soát hơn cho người dùng, những người có thể xác định tốc độ mở ra của các hình ảnh động.

 

 

Hình ảnh động nền/video

Một hình nền hoạt hình đơn giản có thể tăng thêm khả năng hiển thị cho một trang web, nhưng nên sử dụng ở mức độ vừa phải bởi có thể gây mất tập trung cho người dùng. Điều quan trọng là chúng có thể làm việc trên các phần riêng lẻ hoặc tạo ra một chuyển động nhẹ nhàng cho toàn bộ hình ảnh.

 

 

 

3. Microinteractions

Microinteractions là những tương tác nhỏ xảy ra xung quanh chúng ta, đơn giản chỉ chỉ là việc bạn tắt báo thức trên điện thoại di động hay like một tấ hình thú cưng trên facebook.

 

Mỗi người đều thực hiện nhưng thao tác nhỏ này mà không cần suy nghĩ. Đó là lúc mà bạn bắt đầu một ngày với việc tương tác. Bằng cách tắt báo thức trên điện thoại di động của bạn, bạn đang tham gia vào một giao diện người dùng nào đó trong một khoảnh khắc ngẫu nhiên. Và ngày càng nhiều trong số những tương tác nhỏ này được ứng dụng và các thiết bị công nghệ phổ biến.

Micro-tương tác có xu hướng giúp bạn làm những điều khác nhau như:

Truyền đạt một trạng thái hoặc nhận lại một thông tin phản hồi ( ví dụ như việc bạn nhận được thông tinh giảm giá thông qua mail hay điện thoại,…)

Xem kết quả của một thao tác sử dụng hay một trạng thái mà bạn vừa tương tác ( ví dụ như việc bạn nhận được mail phản hồi khi đăng kí tài khoản..)

Giúp người sử dụng thao tác một ứng dụng nào đó.

Micro-tương tác là một phần quan trọng trong bất kỳ một ứng dụng nào.

Micro-tương tác là một phần quan trọng của hầu hết các dự án thiết kế kỹ thuật số. Mỗi loại tương tác dẫn người dùng đến trung tâm. Khái niệm này cho thấy con người như là chìa khóa cho việc sử dụng các thiết bị ứng dụng.

4. Material Design: Một lựa chọn phong phú hơn để thiết kế phẳng

Năm ngoái, Google tung ra một phong cách mới là Material Design. Đây là một phong cách thiết kế mới được Google giới thiệu cùng lúc với phiên bản Android 5.0 Lollipop sử dụng hiệu ứng đổ bóng và các khái niệm về chuyển động và chiều sâu để tạo ra các thiết kế có tính thực tế hơn cho người dùng.

 

 

Phong cách Material Design mang mục đích chính là tạo ra sự sạch sẽ, thiết kế modernistic sẽ tập trung vào UX, ngoài ra thiết kế còn phải thật đơn giản, tinh gọn và không sử dụng các thành phần thừa. Phong cách thiết kế mới này của Google còn có nhiều những ý kiến trái chiều, nó được ca ngợi chủ yếu ở sự thay đổi mới mẻ.

 

 

Với cái nhìn tối giản, Material Design có nhiều điểm chung với xu hướng đang ngày một phát triển là thiết kế phẳng.

5. Thiết kế Responsive

 

 

Thiết kế web Responsive cũng trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây nhờ vào sự gia tăng của việc sử dụng Internet trên di động.

 

 

 

Thiết kế Responsive khá an toàn và là một thiết kế đáp ứng những yêu cầu vừa đủ, và là phương thức thiết kế tương đối đơn giản và giá rẻ cho các doanh nghiệp để xây dựng một trang web điện thoại di động thân thiện với đầy đủ các chức năng cần thiết.

6. Thiết kế phẳng

Thiết kế phẳng đã trở thành xu hướng phổ biến và phát triến được một thời gian dài và tương thích với tất cả các xu hướng khác như tối giản, thiết kế web đáp ứng và material design.

 

 

Tuy nhiên, nhìn vào những xu hướng sẽ phát triển trong năm tới đay có thể dự đoán thấy xu hướng thiết kế phẳng sẽ vẫn phát triển rực rỡ và luôn có ở những top xu hướng của năm 2016 tới đây. Hãy cùng nhau điểm ra một vài đặc điểm chính nổi bật cua xu hướng thiết kế phẳng.

Bóng: Giúp mang lại chiều sâu cho các thiết kế phẳng.

Phối màu rực rỡ. Mang đến những màu sắc sống động hơn trong các thiết kế.

Typography đơn giản. Kiểu chữ đơn giản giúp văn bản dễ đọc và có thể đọc được tốt trong tát cả các thiết kế phẳng.

Nút Ghost. Điều này cho phép các chức năng mà không mất tập trung từ UX và thường được biểu diễn như là các đừng vạch, các liên kết khi click có thể thay đổi khi người dùng di chuột qua chúng.

Tối giản. Cắt giảm số lượng các yếu tố để tạo ra sự hiện đại.

Kết

Điều cần làm lúc này không phải là bạn chỉ cần chạy theo các xu hướng – hãy biết chọn lọc các xu hướng để tạo ra bản sắc cho riêng mình.  

Theo Designs.vn