1. Nơi đông đúc chưa hẳn là nơi được chú ý nhất
Thử tượng tượng ngoài thực tế, giữa một khu chợ sầm uất, 1 tấm biển quảng cáo [1] của bạn sẽ dễ dàng bị lẫn giữa vô vàn các tấm biển khác, mặc dù người qua lại rất đông nhưng khó lòng có thể níu lại bước chân ai đó dừng lại để xem.
Trên online cũng vậy, mặc dù trả rất nhiều tiền để được xuất hiện trên các trang báo điện tử hàng đầu, có hàng triệu view mỗi ngày nhưng quảng cáo của bạn chưa chắc đã được chú ý, bởi có quá nhiều đối tượng khác nhau truy cập vào những trang tin này, mà phần lớn trong số họ chắc gì đã là khách hàng mục tiêu của bạn. Do vậy cần cân đối và tính toán kỹ xem mình cần gì, khách hàng mục tiêu là ai trước khi quyết định đâu sẽ là kênh xuất hiện quảng cáo [2] của mình.
2. Chọn quá nhiều kênh hoặc chỉ duy nhất một kênh
Khi ngân sách quảng cáo có hạn, thì việc chọn quá nhiều kênh sẽ khiến cho tần xuất hiển thị của quảng cáo trên mỗi kênh bị mờ nhạt, chưa đủ tạo ấn tượng để người xem có thể nhớ được thương hiệu [3] hay dịch vụ/sản phẩm của bạn là gì. Còn nếu chỉ chọn duy nhất 1 kênh như chỉ chọn Google Adwords [4] hay Facebook [5]Ads thì bạn lại đang bỏ phí những nguồn khách hàng tiềm năng khác.
Ngày nay, hành vi online của khách hàng rất đa dạng, họ truy cập nhiều nơi chứ không chỉ thuần là vào check mail hay đọc báo nữa. Họ có thể tìm thông tin trên Google [6], vào web [7] mua sắm, đọc tin tức, lướt mạng xã hội, chơi game,… Do vậy nếu chỉ chọn duy nhất 1 kênh thì vừa tạo sự nhàm chán cho khách trên kênh đó, vừa lãng phí kinh phí mà đáng nhẽ có thể kiếm thêm các khách hàng mới ở những kênh khác nữa.
3. Đổ quá nhiều tiền và bị phụ thuộc vào Facebook hay Google
Tương tự như sai lầm số 1, nhiều người quan niệm Facebook và Google [8] có nhiều người dùng, nên quảng cáo trên đó sẽ hiệu quả. Thế nhưng đông người dùng thì cũng đông người quảng cáo, quảng cáo của bạn sẽ phải cạnh tranh rất nhiều với các bên khác, và qua đó, để được hiển thị nhanh và nhiều cần phải bid giá cao,… cứ như thế bạn sẽ bị cuốn vào cuộc đua đốt tiền không có hồi kết và bạn sẽ bị lệ thuộc vào kênh đó không dứt ra được.
Hãy tỉnh táo, chỉ dùng những công cụ này khi cần tăng tốc giai đoạn ngắn hay targeting đến đối tượng cụ thể khi cần, còn dài hạn thì hãy kết hợp khéo léo các kênh khác nhau, tránh bị phụ thuộc vào một kênh cụ thể nào.
4. Giá quảng cáo rẻ không có nghĩa là hiệu quả
Nhiều người quá ham rẻ mà quên mất không tính xem hiệu quả của nó đến đâu. Nếu quảng cáo rẻ nhưng không đạt được mục đích hoặc target đến sai đối tượng thì cái giá thực sự phải trả còn đắt hơn thế rất nhiều. Chi phí đổ cho quảng cáo cần căn cứ vào các chỉ số cụ thể và phải là tổng hợp của nhiều chỉ số bao gồm: Click, Impression, CTR, CR, ROI, Time On Site, Page Views,…
5. Đo lường và tối ưu là cây gậy quyền năng
Biết mình yếu chỗ nào để khắc phục, rõ mình mạnh ở đâu để đẩy mạnh hơn nữa là việc không thể thiếu và bắt buộc phải làm khi triển khai bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, dù nhỏ hay to. Không chịu đo lường và tối ưu sẽ gây lãng phí một cách khủng khiếp, đôi khi bạn đang đi nhầm đường cũng không biết thì thật là tai hại.
Đừng dùng cảm giác để ước lượng hiệu quả mà hãy dùng các con số, con số sẽ nói cho bạn biết cách bạn đang làm có đạt được mục tiêu mong muốn hay không hoặc cách làm đó đang cách mục tiêu bao xa, qua đó có thể tối ưu hoặc thay thế, lựa chọn những kênh khác, những format hay thông điệp khác tránh lãng phí ngân sách.
Theo DNSG