- Gamma NT - https://congngheweb.vn/en -

4 bài học từ những lá thư từ chối của nhà đầu tư

Vài năm trước, tôi đã từ bỏ công việc hằng ngày để theo đuổi giấc mơ mở công ty của mình. Trước đó, tôi đã chào hàng ý tưởng về công ty phần mềm  cho hơn 100 công ty đầu tư mạo hiểm tại khu vực Boston. Và tôi có hàng tá các cuộc họp!

Không may là những cuộc họp này thường khiến tôi phải ra về tay không và chúng không ổn một chút nào. Tôi thường bị dội gáo nước lạnh với những câu sau:

• “Chúng tôi không đầu tư vào con người. Chúng tôi đầu tư vào các nhóm. Anh cần thêm người làm cùng hơn là chỉ làm một mình”.
• “Ý tưởng rất hứa hẹn nhưng anh cần nhiều khách hàng hơn để xác nhận rằng sản phẩm của anh đem lại giá trị”.
• “Chúng tôi thích đầu tư vào các doanh nghiệp có doanh thu  định kỳ”.
• “Sản phẩm cần phải bảo vệ được. Đâu là rào cản đối với việc tiếp cận?”

Những lá thư từ chối còn tồi tệ hơn. Đây là những người thậm chí còn không trao cho tôi cơ hội để trình bày với họ và trả lời các câu hỏi của họ khi dẫn ra mọi lý do cho thấy ý tưởng của tôi không hiệu quả.

Lời từ chối  nhã nhặn đầu tiên tôi nhận được là từ một người thuộc công ty Bain Capital (một công ty của Mitt Romney-ứng viên tổng thống Mỹ). Người này đã gửi cho tôi một email từ chối dài, trong đó giải thích lý do tại sao họ sẽ không bao giờ đầu tư vào công ty tôi. Đây là một kinh nghiệm thương đau, nhưng tôi đã nghiệm ra 4 điều mà doanh nhân nào cũng có thể học trong quá trình xây dựng.

 

 

 

1. Bạn phải thực sự đọc những lá thư từ chối

Đương nhiên là tôi không vui khi đọc lá thư từ chối của Bain, sau khi đã phải từ bỏ công việc đang làm hằng ngày để mở công ty. Nghe thật đau nhưng có vẻ như không cần thiết phải dài dòng như vậy để chỉ ra từng thiếu sót trong kế hoạch của tôi. Tôi không tránh khỏi suy nghĩ: Cái ông này, một câu trả lời không là đủ lắm rồi. Công ty Bain Capital ngu ngốc, họ thì biết cái gì?

Trước đó rất lâu, tôi cũng nhận được nhiều lá thư từ chối. Chứng kiến cái bể hút vốn đầu tư của mình cú ngày một khô cạn ngay trước mắt mình, tôi trở nên thoái chỉ và chán nản tới mức chẳng buồn mở thư phúc đáp của họ nữa. Một cái liếc nhanh vào nội dung email cũng đủ để tôi biết những gì cần biết: có hay không. Ngoài ra, tôi không quan tâm tới những nội dung khác họ nêu trong thư.

Việc đó tiếp diễn đã vài tuần, nhưng cuối cùng tôi vẫn phải thừa nhận rằng họ cũng có lý.   Đó là một sự thừa nhận khó khăn khi bạn đang đam mê và tin tưởng vào ý tưởng của mình. Mọt cách miễn cưỡng, tôi lần lại và đọc hết từng email từ chối và trong khi làm như vậy, tôi đã nhận ra nhiều ý kiến giống nhau. Phải mất nhiều thời gian để chúng ta nhận ra nhưng cuối cùng những lời chỉ trích trở nên dễ thấy hơn vì một điều: tính xây dựng.

2. “Không” không có nghĩa là chấm hết

Lá thư từ chối đầu tiên tôi nhận được từ một nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng công ty đó còn quá mới, thời gian tồn tại chưa đủ dài. Điều này lặp lại nhiều lần trong các lá thư từ chối.

Những ý kiến phản hồi này thật sự vô giá bởi nó tạo cảm hứng cho tôi tiếp tục tiến lên, bận rộn chứ không ngồi đếm mỗi sự từ chối như một tổn thất nữa. Câu trả lời ‘không” thực chất có nghĩa là “có thể, nhưng chưa phải lúc này”. Điều này tạo cho tôi một mục tiêu mới và một ý niệm về một mục đích. Tôi sẽ chứng minh tính tiềm năng trong ý tưởng này bằng cách làm việc chăm chỉ hơn và sự đầu tư từ chính nguồn vốn của tôi.

3. Coi những lá thư từ chối như một động lực để thay đổi

Trong năm sau khi nhận được quá nhiều thư từ chối, tôi đã bơm 250 ngàn đô la tiền tiết kiệm cá nhân và thu nhập vào công ty của mình (đây là tất cả những gì tôi có bởi tôi không có nguồn vốn tín dụng nào). Trong năm đó, tôi đã có thể làm được những việc sau:

• Tuyển được một nhóm các kỹ sư và chuyên gia tiếp thị
• Xây dựng phiên bản 1.0 của sản phẩm và tìm được các khách hàng trả tiền mua chúng.
• Thay đổi công nghệ và biểu giá từ mô hình sản phẩm phầm mềm doanh ngiệp sang một phần mềm dịch vụ (SaaS).
• Mài giũa các ứng dụng sáng chế hiện tại  

Tôi đã không thể giải quyết mọi vấn đề nêu trong thư từ chối của các nhà đầu tư mạo hiểm, nhưng chúng tôi đã cải thiện được rất nhiều trong những lĩnh vực chính mà các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng chúng tôi còn thiếu. Những lá thư từ chối từng được coi là những lời chỉ trích và mang tính cá nhân, giờ lại trở thành động lực thay đổi cần thiết tại công ty tôi. Chúng khiến tôi làm việc thông minh hơn và tận dụng nhiều cơ hội hơn.

4. Giữ và theo dõi những lá thư từ chối

Điều này thật quan trọng. Các nhà đầu tư mạo hiểm muốn thấy rằng bạn coi trọng những ý kiến phản hồi của họ và thực hiện những thay đổi do họ gợi ý trong mô hình của bạn. Họ muốn thấy rằng bạn là một người chuyên nghiệp và có thể giải quyết những lời từ chối và các ý kiến phản hồi.

Cả năm sau khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề do họ nêu ra, tôi bắt đầu trả lời những email từ chối đó. Tôi cập nhật với họ về những tiến triển trong công ty và xin cơ hội cho họ thấy những bước tiến đó. Gần như tất cả các nhà đầu tư đã nhận lời và nhiều người đã ngạc nhiên khi tôi đã tiến xa đến vậy và rót vốn vào công ty tôi.

Sau 90 ngày: tôi đã có 2 thỏa thuận ban đầu từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Một tháng sau đó, tôi đã chốt được vụ đầu tư hạng A đầu tiên trị giá 4 triệu đô la của mình.  

Hãy giữ lại các thư từ chối, nhưng quan trọng hơn là hãy hành động dựa trên những khuyến nghị của họ! Đây có thể là một trong những tài sản giá trị nhất mà một công ty mới có thể có: lời khuyên và kinh nghiệm từ các doanh nhân theo mùa, những người đã dành thời gian để trả lời, dù câu trả lời là “không”.

Theo Học làm giàu